Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
huynhthanhtruc

Câu tự luận

Sau khi ổn định được đất nước đinh bộ lĩnh đã làm gì

Vì sao lê hoàn được suy tôn làm vua em có suy nghĩ gì về thái hậu họ dương

Năm 1075 nhà lý chủ động tấn công quân tống việc làm đó có ý nghĩa gì

Cách đánh của lý thường kiêt có gi độc đáo

Xin đừng chép mạng nha !!!!!!!!!

Vũ Minh Tuấn
8 tháng 11 2019 lúc 20:49

1.

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã có những việc làm và ý nghĩa của những việc làm đó là:

- Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) => Khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước, thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là một nước phụ thuộc.

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.=> Giữ mối quan hệ giao hảo để tránh đụng độ với một nước mạnh trong khi tình hình đất nước vừa mới ổn định.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt. => Tránh tình trạng cát cứ, loạn lạc xảy ra.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội. => Xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nước nhanh chóng để xây dựng tiềm lực quốc gia.

=> Như vậy, những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

2.

* Tình hình trong nước:

- Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát.

- Con thứ là Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính, một số tướng lĩnh dấy binh chống lại bị Lê Hoàn đánh bại.

* Tình hình bên ngoài: Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

=> Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước cần có người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống. Thái hậu Dương Vân Nga thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình nên đã suy tôn ông lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.

3.

- Nhà Lý tấn công vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là những căn cứ tập kết quân đội, lương thực, khí giới của nhà Tống. Việc làm này đã phá hủy, tiêu hao nhiều sinh lực địch, đẩy quân địch vào thế bị động, bất ngờ.

- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

4.

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Kim Khánh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Cẩm Vy
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
halinh
Xem chi tiết