Câu in đậm có phải là câu cảm thán không? Giải thích lí do.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
Bài 4: Chỉ ra các câu cảm thán có trong đoạn trích sau và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.
Than ôi! (1) Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! (2) Thế đê không sao cự nổi với thế nước! (3) Lo thay! (4) Nguy thay! (5) Khúc đê này hỏng mất. (6)
Nêu tác dụng của câu cảm thán (in đậm) trong đoạn văn sau:
Nhưng than ôi, con đường đi không trải thảm đỏ và rắc đầy hoa hồng. Đường đi của Tốt vướng đầy Tốt của đối phương, chưa kể đến biết bao nguy cơ bị tấn công, đe dọa rình rập của quân thù.
Lương Trọng Minh, Cờ vua - Tập 1: Những bài học đầu tiên
Viết đoạn văn (15 câu trở lên) có chứa 1 câu cầu khiến, 3 câu cảm thán. Gạch chân và chỉ rõ.
ĐẶT 5 CÂU CẢM THÁN VỚI TỪ: CHAO ÔI, BIẾT BAO, THAY, THAN ÔI, HỠI ÔI.
Tìm một câu cảm thán trong bài thơ "Nhớ rừng" hoặc "Khi con tu hú".
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!"
(Nguyễn Nhật Ánh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ)
1. Tìm câu cảm thán trong đoạn văn trên.
2. Nêu tác dụng của câu cảm thán đã tìm.
Từ văn bản trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.
Phân tích đoạn cuối của bài thơ nhớ rừng và nêu cảm nhận của em về khao khát của con hổ?