Chủ đề 4. Bảng hệ thống tuần hoàn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hải Yến

Câu I: Dùng pương háp hóa học để nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất rắn màu trắng sau: Magie, Natri, Kali oxit, Bạc.

Câu II: Cho 8,1 g nhiim phản ứng hết trong dung dịch axit clohiđric. Lấy toàn bộ lượng khí sinh ra cho đi qua 48 g

Đồng (II)oxit nung nóng thu được chất rắn A.

a, Tính khối lượng chất rắn A bằng 2 cách biết quá trìn khử xảy ra hoàn toàn

b, Tính khối lượng Mg đủ để phản ứng với lượng HCl đã dùng ở phản ứng trên.

CâuIII: Dùng Hiđro dư để khử hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp gồm Sắt(III)oxit và Đồng (II)oxit( có tỉ lệ lượng chất lần lượt là 3:4) .Sau phản ứng thu được 29,6 g hỗn hợp kim loại .

a, Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

b, Tính V hiđro (đktc) đã dùng cho thí nghiệm. Biết V hiđro dư so với ban đầu là 20%.

Câu IV: Một hợp chất A có %mC=75%, %mH=25%, 4 g khí A (đktc) chiếm thể ttichs 5,6 l.

a, Tìm CTHH của A.

b, Đốt cháy hoàn toàn Vml khí A trong 1 bình kính chứa 2 l không khí ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng, làm lạnh và đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thu được 1,85 lít khí

-Tính giá trị của V

-Tính thể tích mỗi khí có trong bình sau phản ứng.

( coi như không khí chỉ có oxi và nitơ, oxi chiếm 20% về thể tích)

Nguyễn Thị Kiều
5 tháng 4 2017 lúc 20:24

Câu I: .

- Trích các chất trên thành những mẫu thử nhỏ

- Cho H2O lần lượt vào các mẫu thử

+ Mẫu thử nào tan ra có bọt khí xuất hiện là Na

\(2Na+2H_2O--->2NaOH+H_2\)

+ Mẫu thử nào tan ra, không có hiện tượng khác là K2O

\(K_2O+2H_2O--->2KOH+H_2\)

+ Mẫu thử nào không có có hiện tượng gì là Mg, Ag

- Cho dung dich HCl lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử nào tan ra có bọt khí xuất hiện là Mg

\(Mg+2HCl--->MgCl_2+H_2\)

+ Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là Ag

- Vậy ta đã nhận ra được các chất trên.

Nguyễn Thị Kiều
5 tháng 4 2017 lúc 20:40

Câu II:

\(PTHH:\)\(2Al+6HCl--->2AlCl_3+3H_2\)\((1)\)

\(nAl=\dfrac{8,1}{27}=0,3(mol)\)

Khí sinh ra sau phản ứng là H2

Theo PTHH: \(nH_2=0,45(mol)\)

Khi cho khí H2 qua CuO đun nóng thì:

\(CuO+H_2-t^o->Cu+H_2O\)\((2)\)

\(nCuO=\dfrac{48}{80}=0,6(mol)\)

So sánh: \(\dfrac{nCuO}{1}=0,6>\dfrac{nH_2}{1}=0,45\)

=> CuO còn dư sau phản ứng, chon số mol của H2 để tính.

Chất rắn A là \(\left[{}\begin{matrix}Cu:0,45\left(mol\right)\\CuO:0,6-0,45=0,15\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(=>mA=mCu+mCuO(dư)=0,45.64+0,15.80=40,8(g)\)

\(b)\)

Theo PTHH (1) \(nHCl=3.nAl=0,9(mol)\)

\(Mg+2HCl--->MgCl_2+H_2\)\((3)\)

Theo PTHH (3) \(nMg=0,45(mol)\)

Khối lượng Mg cần dùng là:

\(mMg=0,45.24=10,8(g)\)


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Thị Giang
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khá
Xem chi tiết
Dương Mộc Trà
Xem chi tiết
nguyễn ngô thế anh
Xem chi tiết
Duong Ngoc Anh
Xem chi tiết
Dinh Phan
Xem chi tiết
Uchiha Huy
Xem chi tiết
Uyên Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Tiệp
Xem chi tiết