Di truyền và biến dị - Chương III. ADN và gen

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phong Lan

Câu 3: Bệnh mù màu đỏ và màu lục ở người do gen đột biến gen lặn nằm trên NST X qui định không có alen tuơng ứng Y. Bệnh bạch tạng lại do 1 gen lặn khác nằm trên NST thường qu định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh bạch tạng và bệnh mù màu, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có em gái bị bệnh bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.

a. Lập sơ đồ phả hệ trong gia đình trên.

b. Xác suất để cặp vợ chồng sinh con trai mắc bệnh là bao nhiêu?

c. Tại sao phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyềnmột số tính trạng ở người?

Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 9:02

a)Hỏi đáp Sinh học

Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 9:10

b)Cả 2 bệnh chi

tạng: theo giả thiết, người chồng bình thường có bố mẹ bình thường nhưng có em gái bị bệnh bạch tạng do đó người chồng có kiểu gen A- nghĩa là người chồng có tỉ lệ kiểu gen là \(\left(\dfrac{2}{3}Aa:\dfrac{1}{3}Aa\right)\)

Người vợ có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng do đó người vợ cũng có kiểu gen A- .

Bệnh mù màu:

Người chồng không mắc bệnh nên có kiểu gen XBY

Người vợ bình thường có bố bị mù màu nên có KG XBXb

Để hai vợ chồng này sinh con trai mắc cả hai bệnh trên thì họ phải có kiểu gen như sau:

\(P:\dfrac{2}{3}AaX^{\overline{B}}Y.\)\(\dfrac{2}{3}AaX^{\overline{B}}Y^{\overline{b}}\)

Người con trai mắc cả hai bệnh có kiểu gen: aaXbY

Xác suất con trai bị mắc bệnh bạch tạng: \(\dfrac{2}{3}.\dfrac{2}{3}.\dfrac{1}{4}\left(aa\right)=\dfrac{1}{9}\)

Xác suất con trai mắc bệnh mù màu \(\dfrac{1}{4}X^bY\)

Xác suất con trai mắc cả hai bệnh: \(\dfrac{1}{9}.\dfrac{1}{4}=\dfrac{1}{36}\)

Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 9:13

c) Nghiên cứu sự di truyền của 1 số tính trạng để xác định:
- tính trạng đó là trội hay lặn, có gây hại cho bản thân sinh vật hay không thể phòng tránh!

- tính trạng do 1 hay nhiều gen quy định.

- sự di truyền của tính trạng đó có liên quan đến yếu tố giới tính hay không.

- tính trạng đó có bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài hay không. Kết luận vai trò của kiểu gen đối với hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
----------------------
Bổ sung thêm:
Hai phương pháp nghiên cứu di truyền người là: nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh!
Ngoài ra, còn có những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người:
- người đẻ chậm, ít con.
- không thể áp dụng phương pháp lai vì lí do xã hội!

Đạt Trần
4 tháng 8 2017 lúc 17:25

c) Thế này ms đúng nha: Cụ thể luôn thế nào là pp nghiên cứu pahr hệ lun nek

-Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định sự di truyền một tính trạng nào đó là trội hay lặn, do 1 gen chi phối hay nhiều gen, gen tồn tại trên NST thường hay NST giới tính.

-Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người là phương pháp rất có hiệu quả.

-VD: dùng phả hệ để xác định : màu mắt nâu là trội so với mắt đen, gen xác định chúng nắm trên NST thường ; bệnh máu khó đông , bệnh mù

màu hồng lục là gen lặn , nằm trên NST giới tính X…


Các câu hỏi tương tự
Lưu Thị Thảo Ly
Xem chi tiết
Họ Và Tên
Xem chi tiết
Nờ Mờ
Xem chi tiết
Deo Ha
Xem chi tiết
Nờ Mờ
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Đ.Quang
Xem chi tiết
ngoc phuong
Xem chi tiết