Chương V. Tiêu hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quang Nguyễn

Câu 3: a. Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

b. Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? Kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.

Câu 4: Trình bày các hoạt động tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng. Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ "Nhai kĩ no lâu". Khi ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Câu 5: Nêu cấu tạo dạ dày. Trình bày các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày. Sau khi tiêu hóa ở dạ dày còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 19:08

Câu 5 :- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày: + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gổm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. - Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 19:10

Câu 3 :

a ) - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Chất vô cơ: nước, muối khoáng
+ Chất hữu cô: Gluxit, lipit, protein, axit nucleic
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua quá trình tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: gluxit, protein, lipit, axit nucleic
+ Các chất ko bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: vitamin, nước, muối khoáng

b ) - Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là vitamin, nước và muối khoáng. - Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là gluxit, lipit, prôtêin. - Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau: + Ăn. + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá. + Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học). + Hấp thụ chất dinh dưỡng. + Thải phân.

Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 19:11

Câu 4 :Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao. cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.

Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 17:32

a)

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau :

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học :

+ Các chất hữu cơ : gluxit, lipit; prôtêin ; vitamin, axit nuclêic.

+ Các chất vô cơ : muối khoáng, nước.

- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa :
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin axit nuclêic.
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.


Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 17:33

5)

Cấu tạo dạ dày.

Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các thành phần khác của ống tiêu hóa.

Bên ngoài là thanh mạc, tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày, bên trong là tấm dưới thanh mạc. Lớp cơ có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo ( chỉ xuất hiện một phần ở thanh dạ dày ). Sau đó là tấm dưới niêm mạc. Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau. Chúng có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.

Dạ dày có cấu tạo khá phức tạp và liên quan tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể, lại là nơi chức tiếp dự trữ và lưu chuyển dưỡng chất cho cơ thể. Một người có dạ dày khỏe mạnh sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ mác các bệnh tiêu hóa cũng như biến chứng bệnh ở các cơ quan khác.

Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 17:40

Cấu tạo khoang miệng (hình 25-1)

- Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt

+ Tạo viên thức ăn


Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 17:40

. Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao. cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.

Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 17:40

. Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao. cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.

Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 19:08

Câu 4 :Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao. cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.


Các câu hỏi tương tự
Meliodas
Xem chi tiết
@YoonHyeJ
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
Anna Lee
Xem chi tiết
Anna Lee
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Mun Nguyễn
Xem chi tiết