Câu 1:Trình bày đặc điểm cấu trúc địa hình khu vực Bắc Mĩ
Câu 2:+Chứng minh thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có sự phân bố đa dạng từ Bắc xuống Nam,từ thấp lên cao.+Giải thích tại sao lại có sự phân hóa như vậy?
Câu 3:So sánh đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ với Nam Mĩ
Câu 4:Quá trình đô thị hóa của Bắc Mĩ và Nam Mĩ khác nhau như thế nào?
Câu 5:Trình bày sự phân bố cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ
Câu 6:Nêu ý nghĩa của hiệp định "Mậu dịch tự do Bắc Mĩ" và khối thị trường "Méc-cô-xua.
Câu 7:Tại sao nói vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn là điều rất quan trọng
Tham khảo:
Câu 1:
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Câu 3:
* Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
- Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
- Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.
Câu 4:
a. Giống nhau :
- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)
- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.
b. Khác nhau :
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
Câu 5:
- Lúa mì: Bra-xin, Ác-hen-ti-na. - Cà phê: các nước Trung Mĩ (trên đất liền), Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, Bra-xin. - Dừa: ven biển đông bắc Bra-xin. - Mía: các nước trên quần đảo Ảng-ti, Bra-xin. - Lạc: Ác-hen-ti-na. - Đậu tương: Bô-li-vi-a, Ư-ru-goay, Ác-hen-ti-na. - Nho: Ác-hen-ti-na, Chi-lê. - Bông: Pa-ra-oay, ư-ru-goay. - Chuối: các nước Trung Mĩ. - Ngô: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, ư-ru-goay.
Câu 6:
Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh trạnh nên thị trường thế giới
Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghê hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.
Câu 7:
Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.