Câu 1:Những biểu hiện nào cho thấy quy định pháp luật phát triển không đồng đều của các nước đế quốc?
Câu 2:Nêu những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
Câu 3:So sánh sự phát triển kinh tế ở Mĩ và kinh tế ở Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 4:Em có suy nghĩ gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?
Câu 5:Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng,giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
Câu 6:Nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1918-1939?
Các bạn giúp mình với,mình đang cần gấp!
Câu 1.Các nước Đức, Mĩ đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nên có ít thuộc địa nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng.Ngược lại các nước tư bản như Anh, Pháp có tốc độ pháp triển chậm nhưng nắm trong tay nhiều thuộc địa
Câu 2.
Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ:
Về công nghiệp: Bình quân tăng hàng năm 9,6%, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Năm 1970, điện lực của Liên Xô đạt 740 tỉ Kw/giờ ( gấp 352 lần năm 1913, bằng sản lượng của 4 nước: Anh, Pháp, Tây Đức, I – ta – li – a cộng lại). Năm 1971, thép đạt 121 triệu tấn ( vượt Mĩ). Dầu mỏ đạt 353 triệu tấn. Than đạt 624 triệu tấn Về nông nghiệp: Năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha. Về khoa học – kĩ thuật: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.Câu 3.
1. Mĩ
a)Biểu hiện về kinh tế: Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
b)Nguyên nhân:
- Được lợi sau Chiến tranh Thế Giới Thứ nhất.
- Biết cải tiến kĩ thuật (sử dụng sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân).
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
2.Nhật Bản
- Do được lợi nhuận từ Chiến tranh Thế Giới Thứ nhất nên kinh tế phát triển mạnh mẽ trong một vài năm đầu sau chiến tranh.
- Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn:
+ Nông nghiệp lạc hậu do vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.
+ Công nghiệp thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.
+ Mất cân đối giữa Công nghiệp và Nông nghiệp.
+ Tháng 9/1923, trận động đất đã phá hủy thủ đô Tô-ki-ô.
--> Kinh thế phát triển nhưng ngắn ngủi, không ổn định, gặp rất nhiều khó khăn.
Câu 4.theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thế giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có
Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản 'Tấu thỉnh", đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới : khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 - 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước.
Câu 6.Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á những năm 1918 -1939
Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) -tương đối tự chủ, nhưng về nhiều mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới : Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
Trong giai đoạn này đã xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.
Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX.
Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập, thì đến giai đoạn này đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...
Câu 1 là:Những biểu hiện nào cho thấy quy luật phát triển không đồng đều của các nước đế quốc?
Lúc nãy mình ghi nhầm á nha
Thông cảm ạ