Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê thị khánh huyền

Câu 1: vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt ,gần bờ nước và bắt mồi về đêm

Câu 2: vì sao vào mùa mưa ta thường nghe tiếng ếch kêu ngoài đồng ?

Câu 3: tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư bỏ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày ?

Câu 4 : Trình bày cấu tạo của nhóm chim bay ,chim chạy ,

Câu 5: phân biệt hệ tuần hoàn ,hô hấp của chim bồ câu

Câu 6: vai trò của chim đối với con người tự nhiên ?

Câu 7: Vai trò của thú ?

Câu 8: sắp xếp các đại diện vào bộ thú tương ứng : dơi ,sóc , lợn , chuột chù , cá heo , ngựa , chuột chũi , bò ,gà ....

Ctuu
8 tháng 5 2020 lúc 20:31

Câu 1: vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt ,gần bờ nước và bắt mồi về đêm

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : - Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. - Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Câu 2: vì sao vào mùa mưa ta thường nghe tiếng ếch kêu ngoài đồng ?

Đúng là vào những ngày sau các trận mưa của mùa hè, nhất là những trận mưa đầu mùa, ở những nơi có ếch sinh sống, chúng ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu. ... Lý do là đây là thời điểm sinh sản của chúng, thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình.

Câu 3: tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư bỏ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày ?

Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày → tiêu diệt các sâu bọ hoạt động ban ngày.

Đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ hoạt động về đêm.

→ Hoạt động kiếm mồi của lưỡng cư giúp tiêu diệt các sâu bọ mà chim hoạt động ban ngày không tiêu diệt được→ vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

Kiều Trang
8 tháng 5 2020 lúc 20:36

Câu 1: vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt ,gần bờ nước và bắt mồi về đêm

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Câu 2: vì sao vào mùa mưa ta thường nghe tiếng ếch kêu ngoài đồng ?

vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình.

Câu 3: tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư bỏ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày ?

Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ

Câu 4 : Trình bày cấu tạo của nhóm chim bay ,chim chạy ,

* Nhóm chim bay

- :Đời sống: Nhóm chim bay gồm hầu hết những loại chim hiện nay. Chúng có những mức độ bay khác nhau. Chúng thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (VD:vịt trời, móng két, le, thiên nga,...),ăn thịt (VD:đại bàng, diều hâu, cắt,..)

- Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón

- Đại diện: Chim bồ câu, chim én,...

* Nhóm chim chạy:

- Hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng.

- Đặc điểm cấu tạo:Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, có 2 hoặc 3 ngón.Đa dạng: Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương

- Đại diện: Đà điểu Phi, Mĩ, Úc

Câu 5: phân biệt hệ tuần hoàn ,hô hấp của chim bồ câu

Chim

Thằn lằn

Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí → bề mặt trao đổi khí rất rộng

Phổi có nhiều vách ngăn. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hơn

Sự thông khí do sự co dãn của túi khí khi bay và thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)

Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn

Câu 6: vai trò của chim đối với con người tự nhiên ?
Có lợi:
- Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
- Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
- Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
- Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
- Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Câu 7: Vai trò của thú ?

- Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,.....)

- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,.....)- Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,.....)

- Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,....)- Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,....)

- Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.

Vì Thú có giá trị kinh tế rất quan trong nên => thú đã bị săn bắt và buôn bán làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng.

+ Cần phải có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ các dộng vật hoang dã.

+ Tổ chức chăn nuôi các loài dộng vật có giá trị kinh tế cao.

+ Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay

.


Các câu hỏi tương tự
ng thành
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Hoang Thu Trang
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
Vũ Quý Bình
Xem chi tiết
Trần Phương Nhi
Xem chi tiết
Vi Mạnh Tùng
Xem chi tiết
Linh Khánh
Xem chi tiết
Prairie
Xem chi tiết