Câu 1: Trình bày vai trò của lớp lưỡng cư đối với đời sống con người.
Câu 2: Trình bày vai trò của lớp bò sát đối với đời sống con người.
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp của chim.
Câu 4: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo của động vật ở môi trường đới nóng và đới lạnh. Giải thích
Câu 5: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 6: Động vật quý hiếm là gì. Cần có những biện pháp nào để bảo vệ động vật quý hiếm.
Giúp mks với.... HK2 nha... Càng nhanh càng tốt.... Ai đúng được tick nè!
Câu 1: Vai trò của lưỡng cư:
- Làm thức ăn cho con người.
- Một số lưỡng cư làm thuốc.
- Diệt sâu bọ có hại.
- Làm vật thí nghiệm.
- Tiêu diệt vật truyền bệnh.
Câu 1:
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
Câu 2:
Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.
Có hại:
_ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi.
Câu 3:
- Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
Câu 4:
Câu 5:
_ Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
_ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
_ Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên.
Câu 6:
-Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
*Biện pháp bảo về đv quý hiếm:
_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
Chúc bn hc tốt!
Câu 2: Vai trò của bò sát:
Có lợi: + Làm thực phẩm
+ Dược liệu
+ Mỹ nghệ, trang trí, nguyên liệu
+ Tiêu diệt sâu bọ có hại
Có hại: + Tấn công người, vật nuôi
+ Có độc
Câu 3: Hệ tuần hoàn và hô hấp của chim:
Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), 2 vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Hệ hô hấp: Hô hấp chim bồ câu nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo 1 dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo 1 chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ô xi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay .
Câu 4:
* Môi trường đới lạnh:
- Cấu tạo:
+ Bộ lông dày giữ nhiệt cko cơ thể.
+ Lớp mỡ dưới da dày giữu nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.
+Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn với tuyết, che mắt kẻ thù.
* Môi trường đới nóng:
- Cấu tạo:
+ Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng.
+ Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
+ Màu lông nhạt, giống màu cát: giống màu môi trường che mắt kẻ thù.
Câu 5:
-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.
Câu 6:
Khái niệm động vật quý hiếm:
- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu... và là những động vật sống trong nhiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp ( CR), giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp ( EN), giảm sút 20% thì được xếp vào cấp độ sẽ nguy cấp ( VU). Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp ( LR).
Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh bảo vẹ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.