Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Qynh Nqa

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

Câu 2: Phân biệt thằn lằn so với ếch đồng về nơi sống và bắt mồi, thời gian hoạt động, tập tính, sinh sản.

Câu 3: Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh.

Câu 4: Vì sao cá voi được ngư dân nước ta lập đền thờ?

Câu 5: Chuột đồng hay gặm nhấm vật cứng, cỏ ngay cả khi không đói. Vì sao?

Câu 6: Thế nào là động vật quý hiếm? Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm.

Câu 7: Cho một số loài động vật sau: voi, khỉ, cá chép, gà rừng, cá sấu, cá cóc Tam Đảo. Hãy sắp xếp các động vật trê theo bậc thang tiến hóa.

Thunder Gaming
2 tháng 5 2019 lúc 20:34

Câu 1:

-Thân hình thoi giảm sức cản của không khí

-Chi trước biến thành cánh -----> quạt gió ( động lực khi bay), cản ko khí khi hạ cánh

-Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng tập trung ở cánh để khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng

-Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp để giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

-Mỏ sừng bao lấy hàm ko có răng ----> làm đầu chim nhẹ

-Cổ dài khớp đầu với thân--> phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 2:

-Nơi sống và bắt mồi

+Ếch: thích sống và bắt mồi trong nước hoặc các vùng nước ngọt

+Thằn lằn: thích sống và bắt mồi nơi khô ráo

-Thời gian hoạt động

+Ếch: lúc chập tối hoặc ban đêm

+Thằn lằn: ban ngày

-Tập tính

+Ếch:

Thường ở nơi tối, ko có ánh sáng

Trú đông trong các hốc đất ẩm bên bờ vực nước ngọt hoặc bùn

+Thằn lằn:

Thường phơi nắng

Trú đông trong các hốc đất khô ráo

-Sinh sản

+Ếch:

Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng

Trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng

Trứng phát triển thành nòng nọc và biến thái

+Thằn lằn:

Thụ tinh trong, đẻ ít trứng

Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

Trứng phát triển trực tiếp

Câu 3:

Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời. Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.

Câu 4:

Bộ cá voi có nhiều loài thú sống ở nước biển như cá voi xanh, cá nhà táng, cá heo.... Đây là nhóm thú có kích thước lớn sống ở nước và có hoạt động thần kinh phát triển khá cao. Một trong những tập tính rất đặc trưng của chúng là sự chung thủy của vợ chồng, sự giúp đỡ của các cá thể trong bầy đàn, sự tận tâm chăm sóc con non. Đã có nhiều trường hợp, khi gặp tai nạn ngoài biển khơi, các ngư dân đã được cá voi cứu trợ và đưa đến những vùng bể yên sóng lặng. Chính vì vậy, ngư dân vùng ven biển nước ta thường lập đền thờ ông, nơi thờ cúng loài "cá" này! Như vậy, đây là lí do tại sao ngư dân vùng biển lập đền thờ cá voi

Câu 5:

Vì răng nó luôn dài ra, nếu không bị mòn đi sẽ rất vướng nên nó gặm vật cứng, cỏ để mài mòn răng nó

Câu 6:

-Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên

-10 giải pháp bảo vệ động vật

Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức. Tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được. Đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam. Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại động vật hoang dã trên toàn quốc. Gắn liền trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát cũng như chấm dứt tình trạng tiêu thụ động vật hoang dã trái phép trên địa bàn. Ngăn chặn tội phạm buôn bán động vật hoang dã trên internet Tăng cường tiếng nói của cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã

Câu 7:

Cá chép --> Cá có Tam Đảo --> Cá sấu --> Gà rừng --> Voi --> Khỉ