Câu: Kim loại X phản ứng với dung dịch HCl , thu được khí H2. Dẫn khí H2 qua bột oxit của X, nung nóng, lại thu được kim loại X. X có thể là
A. Na.
B. Mg.
C. Cu.
D. Fe.
Câu: Hóa chất để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp gồm Fe và Al là
A. dung dịch FeCl3.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. dung dịch NaOH.
Nhúng 1 thanh sắt có khối lượng 50g (lượng sắt có dư)vào 100 ml dung dịch CuSO4,sau phản ứng hoàn toàn,lấy cẩn thận thanh kim loại ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng thanh kim loại lúc này là 51g. Tính nồng đọ mol dung dịch trước và sau khi phản ứng, giả sử trong quá trình thí nghiệm thể tích dung dịch không thay đổi và toàn bộ Cu tách ra và bám vào thanh sắt
Có 3 lọ đựng bột của kim loại sau: nhôm, đồng, sắt. Hãy nhận biết các kim loại bằng phương pháp hóa học
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.
Khi nhúng sắt vào trong HNO3 đặc nguội hình thành lớp màng oxit bảo vệ kim loại tại sao khi đun nóng lớp oxit này lại bị hòa tan?
Câu 1: Nhúng thanh kim loại M vào 1lít dung dịch CuSO4 x mol/lít, kết thúc phản ứng thấy thanh kim loại M tăng 20g. Nếu cũng nhúng thanh kim loại trên vào 1 lít dung dịch FeSO4 x mol/lít, kết thúc phản ứng thì thấy thanh M tăng 16g. Vậy M là kim loại nào?
Câu2: Cho 2 thanh kim loại R( hóa trị II) có cùng khối lượng. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ 2 vào dd Pb(NO3)2. Sau một thời gian khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dd thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% còn khối lượng thanh thứ 2 tăng 28,4%. Nguyên tố R là ngtố nào?
Câu 3: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5g tring 250g dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dd đã giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là bao nhiêu?
Câu4: Nhúng một thanh Zn vào 2lít dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có số mol bằng nhau, cho đến khi 2 muối trong dd phản ứng hết thì thu được dd A. Lấy thanh Zn đem cân lại, thấy khối lượng tăng 14,9 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch A?
Câu5: Nhúng 1 thang graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị 2 vaò dd CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24g. Cũng thanh graphit này nếu được nhúng vào dd AgNO3 thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52 gam. Kim loại hóa trị 2 là?
Câu6: Nhúng một thanh kim loại X hóa trị 2 vào dd CuSO4 dư. Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại giảm 0,12g. Mặt khác cũng thanh kim loại X đó được nhúng vào dd AgNO3 dư thì kết thúc phản ứng khối lượng thanh tăng 0,26g. Ngtố X là?
Câu 7: Cho 2 dd FeCl2 và CuSO4 có cùng nồng độ mol. - Nhúng thanh kim loại M hóa trị 2 vào 1lít dd FeCl2 sau phản ứng khối lượng thanh kim loạităng16g. - Nhúng cùng thanh kim loại ấy vào 1 lít dd CuSO4 sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng 20g. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thanh kim loại M chưa bị tan hết. Kim loại M là?
Nhờ các bạn giúp với ạ. Mình đang cần gấp
Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, giải thích và viết các PTHH xảy ra để chứng minh kim loại sắt có tính chất hóa học chung của kim loại
Các bạn giúp mình với:
Cho 1 oxit kim loại M chưa rõ hóa trị. Tác dụng hết 3,48 gram oxit đó với 1,344 l hidro (đktc). Thu được lượng kim loại M tác dụng với dd HCl dư thu được 1,008 l hidro (đktc). CTHH của oxit ban đầu là
có oxit của kim loại M chưa biết hóa trị.để khử 6,96gam oxit trên cần dùng vừa đủ 2,688 lít khí H2 (ở đktc ).toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl,thoát ra 2,016 lít khí H2 (ở đktc ) và muối MCl2.tìm công thức phân tử oxit?