Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Quỳnh Chi

Câu 1: thế nào là văn nghị luận chứng minh?

Câu 2: cách làm bài văn nghị luận?

giúp mình với mai kiểm tra 1 tiết rùi!!!!!!!!!

nhanh lên mình tick cho

Cao Thị Ngọc Anh
13 tháng 2 2019 lúc 17:12

Câu 1:

Văn nghị luận chứng minh là dạng văn sử dụng hàng loạt dẫn chứng có định hướng để làm rõ vấn đề. “Văn chứng minh” là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh.

Câu 2: Cách làm bài văn nghị luận:

- Đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm.

- Huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ, các dẫn chứng cần thiết để chứng minh (chú ý huy động sao cho phù hợp).

- Lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tô đậm, cái gì cần bổ sung.

- Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận điểm (ý kiến) trước, rồi nêu lí lẽ, dẫn chứng chứng minh sau, hay có thể nêu các dẫn chứng, lí lẽ rồi đưa ra luận điểm của mình.

- Phải biết phân tích, khai thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ không giản đơn là kể ra.
- Bài văn nghị luận chứng minh cần biết mở bài, kết bài sao cho ấn tượng, gây được sự chú ý.

- Thường xuyên học tập, tích luỹ, tập làm những đề bài chứng minh thông dụng.

So Yummy
13 tháng 2 2019 lúc 16:44

1/

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứngthuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

2/

Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Đối tượng của kiểu bài này là một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng đạo lí ấy có thể có ý nghĩa tích cực như lối sống đẹp, tình yêu thương. Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống. Cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê phán và từ đó xác lập quan niệm đúng.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Đề tài nghị luận là các vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học.

Những lưu ý khi làm các kiểu bài nghị luận xã hội

Cách làm bài văn nghị luận xã hội vô cùng đơn giản, tuy nhiên các em phải chú ý những lưu ý sau:

Các kiểu bài nghị luận xã hội này đều nằm ở câu I (2 điểm), phần Làm văn, trong đề thi THPTQG môn Ngữ văn hiện hành. Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết 1 đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề xã hội (không biết thành bài). Đề thi thường giới hạn cụ thể dung lượng bài nghị luận xã hội: khoảng 200 chữ nghĩa là rất ngắn gọn. Người viết cần bày tỏ suy nghĩ, quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá của mình về vấn đề xã hội mà đề yêu cầu. Thí sinh thi nên làm câu này trong khoảng 30 phút. Trong thực tế đề thi THPT thường ra dưới dạng tổng hợp 2 kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Để ôn tập và làm tốt các kiểu bài này, các em nên: Tìm, giải thích và bình luận những câu danh ngôn thể hiện những tư tưởng đạo lí sâu sắc, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội và gần gũi với tuổi trẻ. Các câu danh ngôn này thường có rất nhiều trong các văn bản hay, trên internet, sách vở, các cuốn lịch… Tìm tòi, tổng kết, khái quát và tập suy nghĩ về các vấn đề sâu sắc, nổi bật, có ý nghĩa là gần gũi với tuổi trẻ trong đời sống xã hội.
Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 16:49

1Nghị luận chứng minh là loại văn nhằm xđ cho ng đọc , ng nghe 1 tư tưởng , 1 quan đ nào đó. Văn nghị luận thường có lí lẽ , dẫn chứng nhằm thuyết phục ng đọc , ng nghe. Văn nghị luận vs những tư tưởng , lí lẽ thuyết phục phải hướng tới giải quyết những vđ trong cuốc ống thì ms có ý nghiã

2. Cách làm : 1 Tìm hiểu đề và tìm ý 2 Viết dàn ý 3 Viết bài 4 Đọc và sửa chữa
Thảo Phương
13 tháng 2 2019 lúc 16:58

2)Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.


Các câu hỏi tương tự
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Hoàng Lục Minh
Xem chi tiết
Vi Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Thỏ cute
Xem chi tiết
Lộ Tư Triệu
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Tran Ha An
Xem chi tiết
Quang Huy
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết