Câu 1: Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín . So sánh chiều dòng điện theo quy ước và chiều chuyển động của các electrôn tự do trong mạch điện kín?
Câu 2: Tác dụng nhiệt của dòng điện thể hiện thế nào? Nêu tác dụng nhiệt của dòng điện trên bàn là? trên dây tóc bóng đèn ? Trên dây chì của cầu chì?
Câu 3: Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện rõ trên những thiết bị nào? Dòng điện đi qua bóng bút thử điện làm bộ phận nào phát sáng? Mắc đèn LED như thế nào thì đèn sáng?
Câu 4: Tác dụng từ của dòng điện thể hiện như thế nào? Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có dòng điện đi qua gọi là gì? Có tính chất thế nào?
Câu 5: Tác dụng hóa học của dòng điện thế nào khi đi qua dung dịch muối đồng? Để mạ kền cho vỏ đèn pin ta phải làm thế nào?
Câu 6: Tác dụng sinh lý của dòng điện thể hiện như thế nào? Làm gì để tránh tác hại của tác dụng sinh lý của dòng điện? Tác dụng sinh lý của dòng điện có ích gì không?
Câu 1 : Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Chiều dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều chuyển động của electron tự do trong mạch điện kín.
Câu 2 : Tác dụng nhiệt : khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm cho vật dẫn đó nóng lên.
Khi dòng điện đi qua bàn là làm cho miếng sắt phẳng trên bàn là nóng lên, khi đó ta sẽ để bàn là lên ủi đồ, sự nóng của miếng sắt phẳng đã làm cho quần áo thẳng ra ( vì vải gặp nóng sẽ chảy ra, khi đó ta vuốt thẳng => nó thẳng băng )
Khi dòng điện qua dây tóc bóng đèn thì nó làm cho dây tóc nóng lên và phát sáng ( vừa tác dụng nhiệt vừa tác dụng quang )
Khi dòng điện qua mạch quá lớn thì sẽ làm nhiệt độ dây chì tăng lên, khi dây chì tăng lên để 327°C (nhiệt độ nóng chảy của chì) dây thì sẽ nóng chảy, cầu chì sẽ đứt, và khiến cho các dụng cụ điện khác vẫn được an toàn.