Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
B. Nhân dân chán ghét chế độ phong kiến đầy trì trệ và lạc hậu.
C. Sự thối nát của triều đình phong kiến
D. Thế lực của giai cấp tư sản ngày càng mạnh
Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì?
A. Cuộc cách mạng tư sản
B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
C. Cuộc cách mạng vô sản
D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 3.Tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
A. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”.
B. “Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản”,
C. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Câu 4: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa,
C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là
A. do nhu cầu về thị trường, thuộc địa và lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô
B. khai hoá văn minh cho người Việt Nam.
C. chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.
D. trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp.
Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. Chính sách cấm đạo Giatô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình với các nước khác.
Câu 7. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A.Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô
B. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.
C. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
D. Tất cả các ý trên
Câu 8. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là
A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
B. “ khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam
C. đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam
D. giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới.
Câu 9. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là
A. thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc cùng đánh chiếm Việt Nam
B. nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp
C. đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.
D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp.
Câu 10. Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?
A. Địa chủ, nông dân, tư sản.
B. Tư sản, tiểu tư sản và nông dân.
C. Nông dân, công nhân, tư sản.
D. Tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng tháng Hai năm 1917 là gì?
B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
Câu 3.Tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?
D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.
Câu 4: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là
A. do nhu cầu về thị trường, thuộc địa và lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô
Câu 6. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa
Câu 7. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
C. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
Câu 8. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là
A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng
Câu 9. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là
D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp.
Câu 10. Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào?
D. Tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.