Câu 1. Nêu hoàn cảnh lịch sử khi LCU ban bố Chiếu dời đô. Đặt trong hoàn cảnh ấy, quyết định dời đô có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: Văn bản này được viết theo thể loại nào? Hãy giới thiệu đặc giới thiệu về đặc điểm chính của thể loại này.
Câu 3. Bài “ Chiếu dời đô” nguyên tác bằng chữ Hán ( Thiên đô chiếu) được viết bằng văn xuôi, có nhiều câu văn biền ngẫu. Bản dịch ra tiếng Việt đã cố gắng bám sát nguyên tác. Hãy tìm một số câu văn có tính biền ngẫu trong bản dịch và nhận xét về tác dụng của những câu văn biền ngẫu ấy.
Câu 4: Vì sao mở đầu bài Chiếu, tác giả lại viện dẫn việc dời đô của các triều đại TQ?Bài Chiếu khẳng định việc các triều đại Đinh Lê không chịu dời đô chứng tỏ điều gì?
Câu 5: Vẽ sơ đồ khái quát thể hiện trình tự lập luận của Lí Công Uẩn trong văn bản “ Chiếu dời đô”.
Câu 6: Kết luận thành Đại La “ Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” có đủ sức thuyết phục không? Vì sao? Kết luận như vậy, LCU muốn bày tỏ nguyện vọng gì?
Câu 7: Qua văn bản “ Chiếu dời đô”, em có cảm nhận như thế nào về phẩm chất của vua Lí Thái Tổ?
Câu 8: Kết thúc bài Chiếu là hai câu: Trẫm muốn dựa vào thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Những câu này có đặc điểm đặc biệt gì về trình bày, đặt câu và có ý nghĩa tác dụng như thế nào?
Câu 9: Viết đoạn văn khoảng 10 câu, chứng minh rằng: Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một thán từ.
Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lý Công Uẩn viết Thiên đô chiếu, bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Thể loại: Thể chiếu. Đặc điểm chung:
- Là lời ban bố mệnh lệnh của vua xuống thần dân.
- Được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hay văn xuôi.
- Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn, ảnh hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước.