Đề kiểm tra học kì I - đề 1

Zukamiri - Pokemon

câu 1 : nêu hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trai sông

câu 2 : vỏ của ốc sên có cấu tạo phức tạp thích nghi với lối sống như thế nào

câu 3 : mặt ngoài của áo ( vỏ ) trai có tác dụng gì

câu 4 : động vật nguyên sinh gồm có những đại diện nào, nêu dặc điểm chung của động vật nguyên sinh
câu 5 : nêu sự khácc nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính ( mọc trồi )

câu 6 : trình bày cấu tạo ngoài của nhện và châu chấu

câu 7 : tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần

câu 8 : nêu ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm và lớp giáp xác

câu 9 : vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển ?
câu 10 : nêu các thao tác tiến hành mổ giun đất

Nguyễn Minh Huyền
14 tháng 12 2018 lúc 12:22

câu 1 : nêu hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trai sông

+) Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ.Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân. Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí ôxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, cácbô-níc) Cơ thể phân tính.

+) Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.

+) Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng. Tốc độ di chuyển: 20-30cm/giờ

Bình luận (0)
Ngô Thị Hương Giang
14 tháng 12 2018 lúc 12:28

Câu 1 :
* Hình dạng, cấu tạo :

Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic). Cơ thể phân tính.

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
* Di chuyển

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.

Tốc độ di chuyển: 20–30 cm/giờ.

Câu 2
Câu 3 :
Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi.
Câu 4 :
* Đại diện : - Tên một số đại diện: Trùng kiết lị, trùng roi, trùng dày, trùng sốt rét..
* Đặc điểm chung :
+ Động vật nguyên sinh có chung những dặc điểm là: cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một té bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+ Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi bay roi bơi, hoặc tiêu giảm.
+ Sinh săn vô tính theo kiểu phân đôi. + Chúng có vai trò là thức ăn của nhiều dộng vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
+ Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây bệnh cho động vật và người.
Câu 5 : Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.

Câu 6 : Cấu tạo ngoài của
* Nhện :

Cơ thể nhện gồm: phần đầu - ngực và phần bụng.

Cấu tạo ngoài của nhện gồm kìm, chân xúc giác, chân bò, khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.

Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông): cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới

Phía trước là đôi khe thở: hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện
* Châu chấu :
Cơ thể châu chấu có 3 phần : Đầu, ngực và bụng (hình 26.1).
Khi di chuyển châu chấu có thế bò bằng cá 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

Câu 7 : Ấu trùng tôm phải lột vỏ nhiều lần vì lớp vỏ có chất kitin cứng rắn bao bọc không lớn lên cùng cơ thể được.
Câu 8 : Ý nghĩa thực tiễn của :
* Nghành thân mềm
- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển,oc anh vu
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...
* Lớp giáp xác

1/Lợi ích: -Là nguồn thức ăn của cá -Là nguồn cung cấp thực phẩm -Là nguồn lợi xuất khẩu 2/Tác hại: -Có hại cho giao thông đường thủy -Có hại cho nghề cá -Truyền bệnh giun sán Bảng Ý nghĩa thực tiễn của lớp Giáp xác
STT Các mặt có ý nghĩa thực tiễn Tên các loài ví dụ Tên các loài có ở địa phương
1 Thực phẩm đông lạnh tôm sú, tôm he tôm sú
2 Thực phẩm khô tôm he, tôm bạc tôm bạc
3 Nguyên liệu để làm mắm tôm, tép, cáy tôm, tép
4 Thực phẩm tươi sống tôm ,cua, ghẹ, ruốc tôm, cua
5 Có hại cho giao thông thủy sun sun
6 Kí sinh gây hại cá chân kiếm kí sinh chân kiếm kí sinh

Câu 9 : Hệ tuần hoàn không có vai trò vận chuyển khí giống các loài khác
điều này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao côn trùng hoạt động mạnh nhưng lại có hệ tuần hoàn hở
Câu 10 :
Bước1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.
Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
Bước 3: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Cuong Duong
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Mạnh
Xem chi tiết
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Ngyễn Bảo
Xem chi tiết
Quang Minh Lê
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết