Câu 1: Phân biệt cách dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
Câu 2: Phân biết môi trường sống và cách hô hấp giữa tôm và châu chấu?
Câu 3: Giải thích vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Câu 4: Giải thích vì sao nhiều ao thả cá, trai không thả mà tự nhiên lại có?
Câu 5: Nêu biện pháp phòng tránh giun đũa ?
Câu 6: Địa phương em có biện pháp nào phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn với môi trường?
Câu 3 :
Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, cơ thế không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thố.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
Câu 5 :
- Biện pháp phòng chống giun đũa :
+ Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua tiệt trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. + Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sò (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hô xí phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (hò xí tự hoại hoặc 2 ngăn,..). + Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phái quan tâm thực hiện.
Câu 4 :
- Vì : + Trai sông mới nở thường bám vào da và mang cá 1 thời gian → Do vậy, tuy không thả trai vào nhưng trong ao cá vẫn có trai sông
Câu 2:
Môi trường sống:
+ Tôm: Dưới nước
+ Châu chấu: trên cạn
Hô hấp
+ Tôm: hô hấp bằng mang.
+ Châu chấu: hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào
Câu 6:
Những biện pháp nhưng lại an toàn cho môi trường
- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại,chỉ dùng thuốc trừ sâu an toàn như: thiên nông, thuốc vi sinh vật....
- Sử dụng biện pháp thủ công để bắt sâu bọ. VD: nuôi ong mắt đỏ; bẫy đèn;trồng hoa trên ruộng
- Bảo vệ các sâu bọ có ích.
- Dùng biện pháp vật lí, biện pháp cơ giới để diệt sâu bọ có hại,...
- Dùng bẫy đèn để các loại sâu rầy hại mùa màng
- Nuôi ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân
- Trồng hoa trong ruộng để hạn chế sâu hại do có các loài ong