Chương 2. Ngành Ruột khoang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuấn Anh

câu 1 nêu các hình thức sinh sản của chùm roi,nêu đại diện của chùm chân giả .Cách di chuyển của các lạo chùm trong ngành động vật nguyên sinh câu 2 giải thích nguyên nhân gây bênh sốt rét và nêu cách phòng tránh cau3 trình bày đặc điểm sinh sản của các đại diện trong ngành ruột khoang ,nêu đặc điểm cấu tạo của sứa câu 4 trình bày vòng đời của sán là gan ,đặc điểm thích nghi với nơi sống kí sinh .tác hại của giun sán .Nêu các biệm pháp phòng tránh giun sán Câu 5 giun kim kí sinh ở đâu ?nêu các đại diện của nghành giun tròn

Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 14:34

Tách từng câu hỏi ra hỏi em nhé

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 14:39

Câu 1:

Hình thức sinh sản của trùng roi:

Khi sinh sản, nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, sau đó chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia. Cuối cùng, cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới. Gọi tắt là sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể

Đại diện của trùng chân giả:

Trùng biến hình, trùng kiết lị

Cách di chuyển của đv nguyên sinh:

Roi, lông bơi, chân giả

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 15:00

Câu 3:

Đặc điểm sinh sản các đại diện trong ngành ruột khoang:

1. Thủy tức có 3 hình thức sinh sản:

- Mọc chồi: Khi đầy đủ thức ăn. thuỷ tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chổi. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn. tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

- Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng cúa thuỷ tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần. cuối cùng tạo thành thuỷ tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra ờ mùa lạnh. ít thức ăn.

- Tái sinh: Thuỷ tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chi từ một phần cơ thể cắt ra.

2. Sứa: Sứa là loài động vật lưỡng tính, có hai tuyến sinh dục đực và cái xếp đối xứng trong từng ống vị dọc và đối xứng qua mặt phẳng dạ dày

3. San hô: Khi sinh sàn mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
4. Hải quỳ: Hải quỳ sinh sản bằng cách phân chia: xẻ ngang cắt dọc, mỗi mảnh cắt lại trở thành một hải quỳ con. Hoặc sinh sản bằng cách mọc chồi: từ chồi tách ra thành hải quỳ con.

Đặc điểm cấu tạo của sứa:

Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

- Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

- Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.

- Phía miệng có miệng và cá tua dù

- Bên trên có xúc tua có lọc độc làm tế liệt con mồi và kẻ thù

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 15:07

Câu 4:

Vòng đời sán lá gan

- Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò). Đăc điểm sán lá gan thích nghi với sống kí sinh

- Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

Tác hại của giun sán

- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng

Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun sán nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn. Loại sán dây bò có thể phát triển dài ra khoảng từ 7 đến 10 cm trong một ngày đêm nên nhu cầu dinh dưỡng của sán rất cao. Một số các loại giun như giun móc, giun tóc... có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, giun sán còn có thể chiếm dụng những chất cần thiết của cơ thể người như giun móc, giun mỏ chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, sắt huyết thanh; sán dây cá chiếm đoạt vitamin B12.
- Gây độc cho cơ thể

Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ... Loại giun đũa có chất độc ở xoang thân gọi là Ascaron có thể làm chết loài thỏ thí nghiệm. Có một số trường hợp điều trị giun đũa, giun bị chết hàng loạt, chất độc của giun giải phóng ra làm người bệnh bị nhiễm độc phải cấp cứu

- Gây tác hại cơ học

Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy.

Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt gây mù mắt. Loại giun chỉ bạch huyết gây phù voi do viêm tắc mạch bạch huyết.

Loại sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu...

- Gây dị ứng cho vật chủ

Loại ấu trùng giun đũa, giun tóc di trú trong cơ thể vật chủ thường gây nên hiện tượng dị ứng; đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao.

- Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập

Loại giun đũa, giun tóc, sán dây làm cho độ toan của dịch vị dạ dày giảm, vi khuẩn dễ có điều kiện phát triển khi xâm nhập qua đường tiêu hóa.

Loại ấu trùng giun móc, giun mỏ, giun lươn... khi chui qua da gây nên viêm da.

Các biện pháp phòng tránh giun sán - Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Khánh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung Kiên
Xem chi tiết
Thu Hương Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn đặng tuấn minh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn thị thanh ngân
Xem chi tiết
Duong Thi Huong
Xem chi tiết
vũ duy đức
Xem chi tiết
Đinh Thị Ngọc Thảo
Xem chi tiết