Câu 1:
Âm mưu:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp
Hiệp ước Nhâm Tuất
a. Hoàn cảnh ra đời:
- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
- Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc .
b. Nội dung:
* Về lãnh thổ : Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến
* Về thông thương :mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
* Về chiến phí : bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
* Về truyền giáo :cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
c. Đánh giá:
- Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.
Câu 2:
Nguyên nhân:
Sau hai hiệp ước Hác măng và Patơnốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
Sĩ phu , văn thân yêu nước rất bất bình.
Dựa vào phong trào của nhân dân, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.
- Diễn biến :
Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.Sáng 5/7 Pháp phản công. Quân ta thất bại.Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở. 13/7/1885, lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp cứu nước. Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống Pháp rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt
Câu 3:
Vì: Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.