Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hải Vân

Câu 1:

Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa tỏng hoàn cảnh nào ? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Nam Sơn ủng hộ Lê lợi

Câu 2, Trình bày Kinh tế nước ta dưới thời nhà Nguyễn

Câu 3,Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Vai trò của chữ quốc ngữ đối vs nền văn hóa dân tộc

Giúp mk trl câu hỏi thật chính xác nhé, mk cần câu trl đúng ngay vào tọng tâm nội dung, hỏi gì trl nấy, ko trl thừa nhé

Làm cho mk với câu hỏi ktra 45' sử

Phúc
17 tháng 5 2020 lúc 10:18

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tỏng hoàn cảnh nào ? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi

Địa danh hôm qua mk đã nói là Lam Sơn, sao bạn vẫn cứ ghi Nam Sơn nhỉ

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ?

- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi

Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, vì:

- Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 2: Trình bày kinh tế nước ta dưới thời nhà Nguyễn

Kinh tế dưới triều Nguyễn

* Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

* Công thương nghiệp: phát triển.

- Công nghiệp, thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng thuế nặng.

- Thương nghiệp:

+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị. thị tứ phồn thịnh.

+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Nhà nước cũng có thuyền chở gạo và đường sang các nước xung quanh để trao đôi. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định.

P/s: Bạn đừng đăng 1 câu hỏi nhiều lần, tránh việc loạn box

Thảo Phương
17 tháng 5 2020 lúc 10:34

Câu 3,Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? Vai trò của chữ quốc ngữ đối vs nền văn hóa dân tộc

Hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ:

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.

=> Chữ Quốc ngữ ra đời.

Vai trò của chữ Quốc ngữ :

Gần hai ngàn năm chúng ta phải đi mượn chữ. Suốt hai ngàn năm ông cha ta đã nhiều lần tìm cách thoát ách đô hộ phương Bắc nhưng mới thoát khỏi sự chiếm đóng chứ chưa thật sự thoát về văn hóa vì vẫn phải lệ thuộc vào văn tự của họ (mà từ văn tự sẽ lan tỏa qua tư tưởng, từ đó chi phối nhân sinh quan của người Việt). Chỉ đến khi cuộc cách mạng chữ viết vào đầu thế kỷ 20 thắng lợi, mới giúp ta có cơ sở thoát Trung một cách cơ bản về văn hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử 4.000 năm, nước ta có một thứ chữ ghi lại đúng âm chuẩn của người Việt, đọc lên từ người có học đến mù chữ đều hiểu được nghĩa của nó; một thứ chữ cấu tạo theo hệ La-tinh, dễ học .

Với tính phổ cập vô cùng cao, chữ Quốc ngữ tới nay đã được dùng thống nhất trên mọi miền đất nước và diễn tả một cách tinh vi nhất đủ mọi lĩnh vực từ luật pháp, văn chương, khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Cùng với chữ viết thống nhất, ta lại có tiếng nói thống nhất từ đầu đến cuối đất nước. Chữ Quốc ngữ là biểu hiện cho sự đoàn kết toàn dân tộc trên toàn thế giới, người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đều sử dụng ngôn ngữ này, tiếng nói này, trở thành một trong những vũ khí sắc bén nhất trong công cuộc giữ nước và xây dựng đất nước. Với ý nghĩa đó, chữ Quốc ngữ đã trở thành sinh mệnh của nền văn hóa Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
nguyen nho bang
Xem chi tiết
Đào Ngọc Bích
Xem chi tiết
Ninh Phạm Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết