Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp MgCO3 và CaCl2 vào 150g dd HCl(vừa đủ).Kết thúc phản ứng thu được dd B và 3,808 lít C(đktc). a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính thành phần phần % theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp A. Câu2: Khi cho 6,5g muối sắt clorua tác dụng với dd AgNO3 thu được 17,22g kết tủa.Xác định công thức hoá học của muối sắt clorua. Câu 3: Có 4 lọ không nhãn,mỗi lọ đựng một dung dịch không màu:H2SO4,KOH, CaCl2,Na2SO4.Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ? Viết các PTHH xảy ra(nếu có)
Câu 1:
a) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
b) \(n_{CO_2}=\dfrac{3,808}{22,4}=0,17\left(mol\right)\)
Theo pT: \(n_{MgCO_3}=n_{CO_2}=0,17\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{MgCO_3}=0,17\times84=14,28\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{CaCl_2}=20-14,28=5,72\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\%m_{CaCl_2}=\dfrac{5,72}{20}\times100\%=28,6\%\)
\(\Rightarrow\%m_{MgCO_3}=100\%-28,6\%=71,4\%\)
Câu 2:
Gọi hóa trị của sắt là n
⇒ CTHH của muối sắt clorua là FeCln
FeCln + nAgNO3 → Fe(NO3)n + nAgCl↓
\(n_{AgCl}=\dfrac{17,22}{143,5}=0,12\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{FeCl_n}=\dfrac{1}{n}n_{AgCl}=\dfrac{1}{n}\times0,12=\dfrac{0,12}{n}\left(mol\right)\)
Ta có: \(M_{FeCl_n}=\dfrac{m_{FeCl_n}}{n_{FeCl_n}}=6,5\div\dfrac{0,12}{n}=\dfrac{6,5n}{0,12}\)
\(\Leftrightarrow56+35,5n=\dfrac{6,5n}{0,12}\)
\(\Leftrightarrow6,72+4,26n=6,5n\)
\(\Leftrightarrow6,72=2,24n\)
\(\Leftrightarrow n=3\)
Vậy Fe có hóa trị III
Vậy CTHH của muối sắt clorua là FeCl3
Câu 3:
- Nhúng quỳ tím vào 4 lọ dung dịch trên. Nếu:
+ Quỳ tím chuyển đỏ thì dung dịch ban đầu là H2SO4, dán nhãn
+ Quỳ tím chuyển xanh thì dung dịch ban đầu là KOH, dán nhãn
+ Quỳ tím không chuyển màu thì dung dịch ban đầu là CaCl2 và Na2SO4 (nhóm 1)
- Lấy ở mỗi chất trong nhóm 1 khoảng 1 ml mỗi dung dịch cho vào 2 ống nghiệm riêng biệt.
- Nhỏ từ từ một vài giọt dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm trên. Nếu:
+ Trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch ban đầu là Na2SO4, dán nhãn
+ Không xảy ra hiện tượng gì là CaCl2, dán nhãn
PTHH:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
CaCl2 + BaCl2 → X