Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
Câu 2: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng?
Câu 3 : Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?
Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 6: Cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?
Câu 7: Đặc điểm chung của lớp chim?
Câu 8: Vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ?
Câu 9: Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám : 64km/h; chó săn: 68km/h ; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?
Câu 10: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” sữa của con sơ sinh?
Câu 11: Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như mèo con hay chó con?
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?
Câu 13: Trình bày đặc điểm cấu tạo của thú ăn thịt thích nghi với lối sống săn bắt mồi?
Câu 14: Tại sao chuột nhà hay cắn phá những vật dụng không phải là thức ăn như bàn ghế, áo, quần, ...?
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư?
Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước. Cổ dài: tăng khả năng quan sát. Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt. Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển. Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ. Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.Câu 2: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng?
Đặc điểm đời sống |
Ếch đồng |
Thằn lằn bóng đuôi dài |
Nơi sống và bắt mồi |
Sống, bắt mồi trong nước hoặc bờ vực nước ngọt |
Những nơi khô ráo |
Thời gian hoạt động |
Chập tối hoặc ban đêm |
Ban ngày |
Tập tính |
Ở những nơi tối, không có ánh sáng Trú đông trong các hốc đất ẩm ướt |
Thường phơi nắng Trú đông trong các hốc đất khô ráo |
Sinh sản |
Thụ tinh ngoài Đẻ nhiều Trứng có màng mỏng ít noãn hoàng |
Thụ tinh trong Đẻ ít trứng Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng |
Câu 3 : Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay?
- Do sự thay đổi đột ngột về thời tiết từ nóng sang lạnh, thiên tai làm cho không khí thay đổi với nhiều khói bụi, ánh sáng không xuyên tới mặt đất dẫn tới thực vật không quang hợp được, làm cạn kiệt nguồn thức ăn, khủng long kích thước to nên không có chỗ ẩn náu và bị tuyệt chủng.
- Những loài động vật kích thước nhỏ cần lượng thức ăn nhỏ và dễ dàng ẩn náu tránh rét nên không bị chết.
Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?
Sinh sản: Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời. Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diềuCâu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lôngCâu 6: Cho ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?
Lợi ích của chim: Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,… Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,… Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng). Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...). Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây ...). Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại: Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ... Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh. Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.Câu 7: Đặc điểm chung của lớp chim?
Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau: Mình có lông vũ bao phủ Chi trước biến đổi thành cánh Có mỏ sừng Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ Là động vật hằng nhiệtCâu 8: Vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ?
Thỏ là loài có tập tính kiếm ăn về chiều và đêm. Do vậy người ta phải che bớt ánh áng ở chuồng thỏ để thỏ có thể thoải mái ăn cỏ được mang đến cho, từ đó mới có thể lớn lên và cho năng suất cao
Câu 9: Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám : 64km/h; chó săn: 68km/h ; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?
Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.
Câu 10: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” sữa của con sơ sinh?
Câu 11: Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như mèo con hay chó con?
- Vì đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, đai vai có xương quạ, có huyệt, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?
- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.
- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.
Câu 13: Trình bày đặc điểm cấu tạo của thú ăn thịt thích nghi với lối sống săn bắt mồi?
+ Có răng nanh và chi thích nghi với chế độ ăn thịt; răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương; răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi; răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.
+ Chi to khỏe, dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc. Khi di chuyển, chi có các ngón chân tiếp xúc với đất -> khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi, các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi để thịt cào xé con mồi
Câu 14: Tại sao chuột nhà hay cắn phá những vật dụng không phải là thức ăn như bàn ghế, áo, quần, ...?
thức ăn mà là bàn ghế, áo, quần,... hả bn
Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư?
- Môi trường sống: Nước và cạn
- Da: Trần, ẩm ướt
- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều
- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)
- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
- Sự phát triển cơ thể: Biến thái
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt