Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tatsu Aiko

Câu 1: Hãy nêu cảm nghĩ của em về việc phát hiện đồ cổ và giấu đi.

Câu 2: giới thiệu tóm tắt về một di sản văn hóa của địa phương. ( ở đâu cũng được nhưng ở Phú Thọ thì càng tốt

Nancy Drew
5 tháng 3 2017 lúc 18:18

1) hành vi phát hiện đồ cổ và giấu đi là hành vi sai trái. Đồ cổ cũng là 1 tài sản của quốc gia. Hơn nữa, luật pháp có những quy định bảo vệ đồ cổ, nếu làm như vậy là vi phạm pháp luật.

2)Hát Xoan Phú Thọ.

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình, Ca môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần; tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng Vương-Phú Thọ. Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 24 tháng 11 năm 2011.Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để được công nhận là: tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác; sức sống mạnh mẽ của Hát Xoan cũng như cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.
Hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ là một trong những hồ sơ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của Hội đồng khoa học xét duyệt sơ khảo và được UNESCO đánh giá là hồ sơ tốt nhất trong quá trình xét duyệt.
Theo truyền ngôn thì Hát Xoan có từ thời các Vua Hùng dựng nước, diễn ra vào những ngày đầu xuân, khi có hội hè, đình đám các làng kết nghĩa mời nhau đến hát và chúc xuân.
Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).
- Hát nghi lễ: gồm các bài: Hát chào Vua / mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám.
- Hát quả cách: gồm 14 bài (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát): Kiều giang cách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách; Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách.
- Hát hội: gồm nhiều bài, hát tự do phóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi là Bợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá; trống quân đón đào; Trèo lên cây bưởi hái hoa...
Theo sử sách ghi lại thì Hát Xoan Phú Thọ đã ra đời từ thời các Vua Hùng dựng nước; tồn tại cho đến ngày nay là di sản văn hóa dân gian đặc sắc của cư dân nông nghiệp vùng Đất Tổ. Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì, nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Hát Xoan có tổ chức chặt chẽ: Hát Xoan phường, Hát Xoan đoàn và Hát Xoan lễ hội. Phường Xoan là tổ chức văn nghệ làng, phần lớn là những người có quan hệ anh em, họ hàng với nhau. Đứng đầu mỗi phường Xoan là ông Trùm, đồng thời là người dạy nghệ thuật hát múa Xoan và cũng là người quản lý, tổ chức biểu diễn; thành viên của phường là các đào Xoan (thôn nữ dưới 20 tuổi, chưa lấy chồng, xinh đẹp, múa dẻo, hát hay) và các kép Xoan. Trong hát Xoan múa và hát luôn đi cùng, kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa cho lời ca.
Hát Xoan vừa là sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc, vừa là hiện tượng văn hóa dân gian đặc trưng của vùng Đất Tổ Hùng Vương. Là một loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền phát triển theo phương thức truyền khẩu, truyền ngôn, truyền nghề; có lịch sử lâu đời và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng của cư dân nông nghiệp. Người dân Phú Thọ quan niệm rằng: đầu xuân năm mới, đi thắp hương Đền Hùng, thờ cúng tổ tiên; được nghe câu Hát Xoan sẽ mang lại sự nhân đôi những điều may mắn trong suốt cả năm.
Hát Xoan đã vượt qua không gian văn hóa Phú Thọ để đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cả nhân loại trên toàn thế giới. Hát Xoan Phú Thọ qua ngàn đời vẫn tiềm tàng sức sống.

Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Võ Thủy Trúc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
maxpro999
Xem chi tiết
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết
Tammy San
Xem chi tiết
Khánh Hà
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Mai Hương
Xem chi tiết
Dũng Quốc
Xem chi tiết
Ngọc ✿
Xem chi tiết