Câu 1: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí có điện tích lần lượt là q1 = - 3.2×10-7C và q2= 2.4×10--7 cách nhau một khoảng 12cm.
a) Xác định số electron thừa, thiếu ở mỗi quả cầu và lực tương tác điện giữa chúng.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác điện giữa hai quả cầu sau đó.
Tóm tắt:
q1=-3,2.10-7C; q2=2,4.10-7C; r=12cm=0,12m
a)Vì quả cầu A tích điện âm (<0) nên nó thừa e, ta có |q1|=n1|e| <=>n1=2.1012 (hạt) với e=-1,6.10-19 là điện tích electron.
Tương tự vì quả cầu B tích điện dương nên nó thiếu e, |q2|=n2|e| <=>n2=1,5.1012 (hạt)
Lực tương tác tính theo công thức \(F=k\frac {|q_{1}q_{2}|} {r^2}\)=0,048N
b)Sau khi tiếp xúc, theo định luật bảo toàn điện tích, hai quả cầu sẽ có điện tích bằng nhau:
\(q_1'=q_2'=\frac {q_1+q_2} {2}\)=-4.10-8C
Lực hút tĩnh điện giữa hai quả cầu lúc này sẽ là \(F'=k\frac {|q_1'q_2'|} {r^2}\)=10-3N