Văn bản ngữ văn 7

Hoàng Khánh Ly

câu 1 :

đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

( Chợ tết - Đoàn Văn Cừ )

a , Đoạn thơ trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

b , Nêu chủ đề của đoạn thơ

c , Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ? Phân tích hiệu quả diễn đạt của các biện pháp đó ?

Câu 2 :

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau :

Chim sâu hỏi chiếc lá ;

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu

Câu 3:

Nêu cảm nhận sâu sắc của em về câu ca dao ;

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều .

Câu 4 :

Trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " ( Trích trong " Báo cáo chính trị tại đại hội đảng lần 2 , tháng 5 , năm 1951 ) Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết ;

" Dân ta có một làng yêu nước nồng nàn . Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta "

Dựa vào các tác phẩm thơ văn đã học trong chương trình ngữ văn 7 , em hãy chứng minh làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc .

Giúp mình làm đề này với !!!

Linh Phương
22 tháng 2 2017 lúc 14:50

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: miêu tả,biểu cảm

Nội dung: Miêu tả bao quát cảnh tượng của mọi vật xung quanh, vẻ đẹp của thiên nhiên.

Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa ( rỏ, uốn, nằm ), so sánh

Phân tích:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa ==> Nhân hóa, so sánhsướng trắng vào buổi sáng sớm, những giọt sương ấy tinh khiết như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ==> nhân hóa tia nắng của buổi sáng, những tia nắng ấy ẩn mình trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ==> núi một màu xanh bao phủ uốn trọn mình trong cây, một màu xanh của đất trời ban cho

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh ==> dưới ảnh bình minh ấy là vẻ đẹp của đồi thoa son. Nó đẹp khi nằm dưới những ánh bình minh buổi sớm.

Câu 2:

Chim sâu hỏi chiếc lá ;

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

==> câu đặc biệt

- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu

==> Câu rút gọn lược bỏ CN

Bình luận (0)
DOAN THAO UYEN
21 tháng 2 2017 lúc 21:39

ban cung thi HSG ngu van cap thanh pho

Bình luận (1)
DOAN THAO UYEN
21 tháng 2 2017 lúc 21:41

co lam duoc bai khong

Bình luận (1)
Linh Phương
22 tháng 2 2017 lúc 15:08

Câu 3:

Gợi ý nhé bạn!

Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Ngày xưa, nông thôn Việt Nam sống khép kín theo kiểu làng xã. Mỗi làng, mỗi xã là một thế giới riêng biệt. Có người suốt đời không bước chân ra khỏi lũy tre làng. Bởi vậy cho nên con gái lấy chồng làng khác có nghĩa là chấp nhận nỗi biệt li dằng dặc, khó biết ngày trở lại. Thêm vào đó là sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến như quan niệm Nữ nhân ngoại tộc hay Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… Tất cả những điều bất công ấy biến cuộc đời phụ nữ thành một chuỗi dài buồn khổ, sầu thương.

Đọc câu ca dao trên, ta thấy được một cảnh ngộ, một trạng thái của tâm hồn: xa cách, nhớ nhung và đau xót. Chiều chiều có nghĩa là ngày nào cũng vậy, cứ đến thời điểm ấy là nỗi nhớ lại cồn cào, xoáy cuộn trong óc, trong tim. Bao nhiêu buổi chiều như thế đã trôi qua mà nỗi nhớ chẳng hề vơi. Nó thôi thúc cô gái ra đứng ngõ sau (cho khuất tầm mắt mọi người), để được một mình sống trong hoài niệm. Phía xa kia là quê mẹ là mảnh đất mình sinh ra và lớn lên; là nơi gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của thuở ấu thơ, của thời con gái. Quê mẹ, hai tiếng ấy thiêng liêng biết chừng nào! Quê mẹ là dòng sông, bến nước, là sân đình, gốc đa, là những cánh đồng thẳng cánh cố bay, là những đêm hội làng rộn rã trông chèo, ngân nga tiếng hát tiêng hò dưới ánh trăng rời rợi.......

Câu 4:

Từ xưa cho đến nay, nhân dân ta vẫn có truyền thống tinh thần yêu nước, đoàn kết đánh giặc. Thật vậy, lịch sử giữ nước của dân tộc ta từ xa xưa là nguồn gốc và giá trị cho bài học. Ngày xưa, những người thổ dân đã biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau sống thành từng bộ tộc để bảo vệ chủ quyền, chống lại thú rừng. Trong các cuộc chiến tranh, ngày xưa, việc đoàn kết và tinh thần yêu nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Thời nhà Trần, quân dân ta đã chung một lòng tiêu diệt quân Mông - Nguyên. Thời đó giặc mạnh, trong lúc ấy triều đình nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng khơi dậy những người có tinh thần yêu nước, đứng dậy đánh đuổi giặc trả lại sự bình yên cho đất nước. Dù thế giặc có mạng gấp trăm lần đi chăng nữa nhờ có tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân ta đã đánh bại 50 vạn quân Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi của nước ta.

Cho đến ngày nay, tinh thần ấy vẫn đang được nhân dân ta thể hiện qua hành động mà không phải lời nói xuông.Trong cuộc kháng chiến trong thực dân Pháp, bác Hồ người vĩ đại của dân tộc đã kêu gọi toàn dân một lòng khơi dậy những con người yêu nước. Nhờ có tinh thần và đoàn kết mà nhân dân ta đã tạo ra chiến tháng vẻ vang thắng lợi cho dân tộc. Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định được điều đó thì trong cuộc chiến chống Mĩ nhân dân ta cũng không ngoại lệ. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không chỉ thể hiện qua các cuộc kháng chiến mà nó còn thể hiện bởi cuộc sống thường ngày. Chiến tranh kết thúc không có nghĩa tinh thần ấy cũng kết thúc theo mà nó còn nhiều hơn lúc trước. Tinh thần ấy được con người Việt Nam gìn giữ bao đời nay,....

Bạn có thể viết thêm vào chỗ ...... ở 2 câu này nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Trần Khai Phong
Xem chi tiết
selena gomez
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Trịnh Hà Ngọc Linh
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
svm hưng
Xem chi tiết