Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thành Đạt

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Câu 2: Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục Thời Lê Sơ.

Câu 3: Một số đặc điểm của bộ luật Hồng Đức (So sánh với bộ luật thời Trần)

Câu 4: Trình bài vài nét về đặc điểm văn hóa trong thế kỷ XVI - XVIII

Câu 5: Diễn Biến cuộc Khỏi nghĩa Tây Sơn trong trận (Gạch Gầm - Xoài Mút), (Tiến Quân ra Bắc đại phá Quân Thanh).

Câu 6: Nêu được những Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Câu 7: Sau khi giành được thắng lợi, Nghĩa quân Tây Sơn đã xây dựng và phát triển Đất nước như thế nào ?

giúp mình với mai mình nộp rồi

Phúc
2 tháng 5 2020 lúc 15:33

Câu 2: Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục Thời Lê Sơ.

* Những thành tựu về kinh tế:

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí:Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học:Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học:Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Câu 3: Một số đặc điểm của bộ luật Hồng Đức (So sánh với bộ luật thời Trần )

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Trần

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức

Câu 6: Nêu được những Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 18:10

Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Quá trình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa

Mùa xuân năm 1418, người anh hùng Lê Lợi đã cùng với 50 tướng văn tướng võ và một số chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi nhân dân đánh quân Minh cứu nước.

Lúc này, quân Minh cai trị đất nước ta với hơn 5 vạn quân lính với chế độ hà khắc và tàn bạo.
Giai đoạn đầu này được coi là thời kì khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi vừa lực lượng mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ.

Do lực lượng quá chênh lệch cũng như điều kiện khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh vây đánh. Điển hình là ba lần trong năm 1418, 1419 và 1422 nghĩa quân phải chạy lên núi Chí Linh.

Tướng sĩ Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi để nhử quân Minh giúp nghĩa quân có đường thoát, trong một lần quân Minh vay gắt tại núi Chí Linh.

Bên cạnh đó, một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây khó khăn cho nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1422, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh trước tình thế hết sức khó khăn đó.

Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố, lấy lí do sứ giả bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.

Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nam

Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Đây được xem là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương.

Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng, đồng thời đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành. Sau đó, nghĩa quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân.

Tướng quân Minh là Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút về thành cố thủ khi Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh Nghệ An.

Theo lệnh của Lê Lợi, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Chau vào tháng 5 năm 1425. Sau khi giao chiến, quân Minh thua phải chạy về vùng Tây Đô (Thanh Hóa ngày nay). Tiếp đó, các tướng như Lê Triện, Lưu Nhân Chú ra tiếp viện cho Đinh Lễ đánh Tây Đô, quân Minh lại bị thua phải rút về thành để cố thủ.

Các thành trì từ Thanh Hóa đều bị Lê Lợi làm chủ từ cuối năm 1425.

Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Trong giai đoạn này, nghĩa quan liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau.

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Tháng 8/1426, Lê Lợi chia nghĩa quân làm 3 cánh đánh vào bắc với 3 hướng Tây Bắc, Đông Bắc và Đông Quan.

Tướng Lê Triện của nghĩa quân đánh bại Trần Trí ở Đông Quan. Sau đó quân Vân Nam của nhà Minh đến tiếp viện thì Lê Triện chia quân cho các tướng khác để đánh quân Vân Nam.
Năm 1426, trước tình thế nguy cấp đó, 20.000 quân Minh đến tiếp viện cùng với 30.000 thổ minh bản xứ đến cứu giúp quân Minh dưới sự chỉ huy của Vương Thông và Mã Anh.

Tuy nhiên, mặc dù quân Minh được tiếp viện nhưng tướng Đỗ Bí của nghĩa quân Lam Sơn vẫn đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm. Do Vương Thông đã phòng bị kĩ lưỡng nên tướng Lê Triện của nghĩa quân bị thuê đành rút về Cao Bộ và cầu cứu đến tướng Nguyễn Xí.

Tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí dụ quân Vương Thông vào trận Tốt Động, Chúc Động khiến quân Vương Thông thua to phải chạy về cố thủ ở Đông Quan.

Sau đó, Vương Thông nghĩ kế đòi lập con cháu nhà Trần lên làm vua (Trần Cảo) để tương kế tựu kế đánh lại nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, Lê Lợi đã phát hiện kịp thời và cắt đứt giảng hòa.

Để thống nhất đất nước, Lê Lợi sai quân đi chiếm các thành như Điêu Diêu, Tam Giang và Xương Giang, Kỳ Ôn.

Lê Lợi chiếm được thành Đông Quan vào năm 1427.

Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh dưới sự chỉ huy của Liễu Thăng tiến sang nước ta.

Lê Lợi dùng mưu trí cho đánh cánh quân của Liễu Thăng trước để làm nản lòng địch.

Các nhánh quân Minh đều bị thua dưới sự chỉ huy của Lê Lơi, các tướng Minh người bị giết, người tự vẫn, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về.

Quân Lam Sơn phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn thua to vào ngày 14/12/1427.
Vương Thông sợ quá bèn xin giảng hòa, sau đó hai bên tiến hành làm lễ thề tại thành Đông Quan.

Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.

Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 18:15

Câu 4: Trình bài vài nét về đặc điểm văn hóa trong thế kỷ XVI - XVIII

-Thế kỷ XVI – XVIII, Nho giáo từng bước bị suy thoái.

+Trật tự phong kiến bị đảo lộn.

+Thi cử không còn nghiêm túc như trước

+Tôn ti trật tự phong kiến không còn được như thời Lê Sơ.

-Phật giáo có điều kiện khôi phục lại.

+Một số chùa được trùng tu, nhưng không phát triển như thời Lý.

+Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm

-Thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa được du nhập vào nước ta và được truyền bá ngày càng rộng rãi.

-Thế kỷ XVI, do nhu cầu của việc truyền đao chữ quốc ngữ ra đời, nhưng chưa được truyền bá rộng rãi.

-Tín ngưỡng truyền thống được phát huy:

+Thờ cúng tổ tiên, thần linh

+Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú

-Nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các môn khoa học tự nhiên không đưa vào nội dung khoa cử nên hạn chế phát triển kinh tế.

-Văn học chữ Hán: mất dần vị thế trong thời Lê sơ.

-Văn học chữ Nôm: nhiều nhà thơ nổi tiếng như : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ…

-Văn học dân gian : ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian…cũng phát triển ở các vùng dân tộc ít người làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú.

-Áng thơ Nôm bất hủ : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc.

-Nghệ thuật

+Nghệ thuật kiến trúc: Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế)

+Nghệ thuật điêu khắc: Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp-Bắc Ninh)

+Nghệ thuật dân gian: Trên các vì kèo ở ngôi đình làng khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày

+Nghệ thuật sân khấu: Làn điệu dân ca địa phương như quan họ, hát giặm, hò, vè, lí, si, lượn..

Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 18:19

Câu 5: Diễn Biến cuộc Khỏi nghĩa Tây Sơn trong trận (Gạch Gầm - Xoài Mút), (Tiến Quân ra Bắc đại phá Quân Thanh).

*Diễn biến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trong trận Gạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.

*Diễn biến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trong trận tiến Quân ra Bắc đại phá Quân Thanh

-Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta.

-Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.

-Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung chỉ huy quân ra Tam Điệp, chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.

-Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789), quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi, vây kín đồn khiến quân Thanh hoảng sợ và xin hàng.

-Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn đại bác dữ dội nhưng quân ta vẫn tìm cách xông vào như bão. Cuộc chiến diến ra ác liệt. Quân Thanh chết nhiều vô kể và bỏ chạy về phía Thăng Long.

-Tiếp đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa khiến tướng giặc phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin báo hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc

-Kết quả: Quân Thanh hoảng loạn, bỏ chạy về nước. Quân ta hoàn toàn dành thắng lợi.

=> Đánh bại quân xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.


Thảo Phương
2 tháng 5 2020 lúc 18:21

Câu 7: Sau khi giành được thắng lợi, Nghĩa quân Tây Sơn đã xây dựng và phát triển Đất nước như thế nào ?

- Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.

- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân sản xuất

- Lập sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội quy củ.

=>Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.


Các câu hỏi tương tự
Võ Lê Nhật Nguyên
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Gà Game thủ
Xem chi tiết
nguyễn đặng tuấn minh
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Huy
Xem chi tiết