Câu 1. Đặt một bao gạo 50kg trên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm^2.Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất
Câu 2.Một vật có khối lượng 0,84kg,có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt ba mặt của vật trên mặt bàn nằm ngang. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất mà vật tác dụng lên mặt bàn.
Câu 3.Một thùng hình trụ đựng nước đến độ cao 2m và đặt trên một mặt sàn nằm ngang.Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m^3
a/Tính áp suất nước gây ra trên đáy thùng.
b/Tính áp suất nước gây ra tại điểm A cách đáy thùng 30cm.
Câu 4.Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m . Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong . Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm^2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m^3
Câu 5. Một bình hình trụ có tiết diện 15cm^2 chứa nước tới độ cao 20cm.Một bình hình trụ khác có diện tích 10cm^2 chứa nước tới độ cao 40cm.
a/ Tính áp suất do nước gây ra lên hai đáy bình.Biết trong lượng riêng của nước là 10 000N/m^3.
b/Tính độ cao cột nước ở mỗi bình nếu nối chúng bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể và đặt hai bình trên cùng một mặt phẳng ngang.
Câu 1:
Diện tích tiếp xúc với mặt đất của các chân ghế là:
S = 8.4 = 32(cm2) = 0,0032(m2).
Các lực tác dụng lên mặt đất là:
F = Fbao gạo + Fghế = (50 +4).10 = 540(N).
Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
p = \(\dfrac{F}{S}\) = \(\dfrac{540}{0,0032}\) = 168750(Pa).
Câu 2:
Diện tích mặt tiếp xúc lớn nhất của vật là:
S = 6.7 = 42(cm2) = 0,0042(m2).
Áp suất lớn nhất mà vật tác dụng lên mặt bàn là:
p = \(\dfrac{F}{S}\) = \(\dfrac{0,84.10}{0,0042}\) = \(\dfrac{8,4}{0,0042}\) = 2000(Pa).
Diện tích mặt tiếp xúc nhỏ nhất của vật là:
S = 5.6 = 30(cm2) = 0,003(m2).
Áp suất nhỏ nhất mà vật tác dụng lên mặt bàn là:
p = \(\dfrac{F}{S}\) = \(\dfrac{8,4}{0,003}\) = 2800(Pa).
Câu 3:
a/Áp suất nước gây ra trên đáy thùng là:
p = d.h = 10000.2 = 20000(Pa).
b/Độ sâu tính từ điểm A đến mặt thoáng của nước là:
hA = 2 - (30 : 100) = 2 - 0,3 = 1,7(m).
Áp suất nước gây ra tại điểm A là:
p = d.h = 10000.1,7 = 17000(Pa).
Câu 4:
Áp suất do nước gây ra tại lỗ thủng là:
p = d.h = 10000.2,8 = 28000N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng vá là:
F = p.S = 28000.0,015 = 420N.