Đề ôn tập chương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
양효민

Câu 1 : Cơ chế bảo vệ của bạch cầu .

Câu 2 : Tại sao người mắc bệnh thủy đậu một lần cả đời không mắc lại ?

Câu 3 : Trình bày chu kì có dãn của tim .

Câu 4 : Vì sao máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ tươi , còn máu từ tế bào về tim đến phổi có màu đỏ thẫm ?

Câu 5 :Trình bày cấu tạo của cơ và cơ chế co cơ .

Câu 6 : Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ xương người .

Vũ Kiều Trang
23 tháng 10 2017 lúc 10:52

Bạch cầu có 3 cơ chế bảo vệ:

+thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng đi. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào (được phát triển từ bạch cầu mônô). Các đại thực bào có kích thước lớn hơn bạch cầu trung tính nên khả năng thực bào cũng lớn hơn, có khả năng nuốt vào trong tế bào cùng lúc rất nhiều tế bào vi khuẩn và tiêu hoá chúng đi. Các loại bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa kiểm, bạch cầu trung tính dược đặt tên theo tính chất của loại thuốc nhuộm được dùng để nhận biết chúng

- Tế bào limphô B (B là chữ dầu của từ bursa có nghĩa là túi, nơi biệt ỉ oá các tế bào của các tế bào limphô này. Túi này được Fabricius phát hiện ỏ các loài chim, ở động vật có vú. Mặc dù, ở người túi này đã tiêu giảm nhiều các tế bào limphô này vẫn được gắn thêm chữ B). Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.

- Tế bào limphô T (T là chữ đầu của từ thymus có nghĩa là tuyến ức, nơi biệt hoá các tế bào này). Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, viruts bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng (nhờ cơ chế chìa khoá và ổ khoá giữa kháng thể và kháng nguyên), tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào bị phá huỷ.

Câu 2:Theo mình nghĩ là do cơ thể con người như các bạn đã học tế bào limphô B có khả năng tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.Vậy khi vi khuẩn của bệnh thủy đậu hay trái rạ vào trong cơ thể của con người để gây bệnh thì tế bào limpho B này đang tìm loại kháng thể phù hợp để vô hiệu hóa kháng nguyên trên vỏ của con vi khuẩn nên lần đầu bị bệnh cơ thể chúng ta vẫn chưa thể tiết ra đúng loại kháng thể để điều trị được nhưng sau đó,khi tế bào limpho B này tìm ra được loại kháng thể phù hợp để vô hiệu hóa kháng nguyên này rồi nó sẽ ghi nhớ loại kháng thể này có thể điều trị được cho loại kháng nguyên kia.Nên sau này nếu vi khuẩn của bệnh thủy đậu có quay trở lại thì cơ thể hay cụ thể ở đây là tế bào limpho B sẽ tiết ra được đúng loại kháng thể để điều trị bệnh này (mình viết hơi dài) (nhưng câu trả lời thì mình nhớ mang máng cô mình đã nói như thể nên mình trình bày lại như vậy nha)

Câu 3:

SGK Sinh 8 hinh 17.3.jpg

Tim co dãn theo chu kì. Mỗi chu kì gồm ba pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung. Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. - Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây. - Trong mỗi chu kì: + Tâm nhĩ làm việc 0,1s, nghỉ 0,7s. + Tâm thất làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s. + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4s - Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim). Câu 4: Máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ thẫm,máu giàu cacbonic.Còn máu từ tế bào về tim đến phổi có màu đỏ tươi,máu giàu oxi Câu 5:

, còn được gọi là bắp thịt, là một phần của hệ vận động.

Cấu tạo bắp cơ:

-Gồm nhiều bó cơ,mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ(tế bào cơ )bọc trong màng liên kết

-Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương,giữa phình to là bụng cơ

Cấu tạo tế bào cơ:

-Gồm nhiều đoạn mỗi đoạn là 1 đơn vị cấu trúc giới hạn bởi 2 tấm hình chữ Z

-Sự sắp xếp cơ tơ mảnh và cơ tơ dày ở tế bào cơ tạo nên đĩa sáng và đĩa tối

Mô cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ gồm ba loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn.

Cơ vân, hay còn gọi là cơ vận động có ý thức, thường gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.

Cơ trơn, hay còn gọi là cơ vận động vô thức, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

Cơ tim, tức là cơ vận động vô thức, tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim phân nhánh, có nhiều nhân.

- Hoạt động co cơ chỉ xảy ra khi có kích thích của môi trường và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi đó các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ làm tế bào cơ co ngắn lại và tạo ra sự co cơ. Khi cơ hoạt động sẽ sinh công và tạo ra lực làm di chuyển vật. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ là từ phản ứng ôxi hoá các chất dinh dưỡng trong tế bào cơ tạo ra. Nếu cơ khoẻ mạnh thì khả năng sinh công sẽ lớn, khả năng hoạt động sẽ dẻo dai và lâu mỏi.

Câu 6:Chức năng của xương

Các xương dài nối với cơ bắp bằng gân. Các xương nối với nhau ở khớp bởi dây chằng. Tác động qua lại của xương với cơ được nghiên cứu trong cơ sinh học.

Sản xuất máu

Ngoài việc nâng đỡ cơ thể, xương còn là nơi sản xuất ra hồng cầu cho máu. Chính xác hơn là tuỷ xương - thứ chất giống như thạch ở bên trong ống xương làm ra. Có hai loại tuỷ xương, loại tuỷ vàng béo ngậy(ở người già) không sinh ra hồng cầu, chỉ có loại tuỷ đỏ (ở trẻ em)ở trong xương bả vai, xương hông, xương sườn, xương ức và xương chậu mới sản xuất hồng cầu. Những dây chuyền chế tạo năng suất cao này luôn sản xuất ra 1 lượng hồng cầu bù với số lượng hồng cầu mất đi

Các thành phần chính của bộ xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên – tay và xương chi dưới – chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Ai thấy hay thì tick cho mình nha.Cảm ơn các bạn nhiều....banhhihivuithanghoa

Cầm Đức Anh
23 tháng 10 2017 lúc 17:20

Câu 4:

- Máu từ phổi về tim là máu đỏ tươi vì lúc này máu chứa nhiều O2.khi máu từ tim đến các cơ quan,tế bào thì máu đã cung cấp lượng O2 đó cho hoạt động hô hấp của tế bào,và máu nhận lại CO2 nên máu có màu đỏ thẫm.

Câu 5:

Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.
Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng.

Lâm Hiến Chương
29 tháng 10 2017 lúc 16:58

1.-Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế:
+Thực bào: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng.
+Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: Bạch cầu limphô B tiết ra kháng thể gây kết dính vi khuẩn.
+Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh: Bạch cầu limphô T nhận diện và tiếp xúc với tế bào nhiễm vi khuẩn, rồi tiết ra phân tử prôtêin đặc hiệu làm thủng màng tế bào nhiễm vi khuẩn và phá hủy.

2.-Người mắc bệnh thủy đậu một lần, cả đời không mắc lại là do các bạch cầu đã có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn của bệnh đó, nên khi vi khuẩn của bệnh đó lại xâm nhập thì sẽ bị bạch cầu tiêu diệt ngay=>Miễn dịch tập nhiễm.

3.-Mỗi chu kỳ co giãn của tim là 0,8s, gồm 3 pha:
+Pha dãn chung: Mất 0,4s, máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất, lúc đầu van nhĩ - thất mở sau đó đóng lại.
+Pha nhĩ co: Mất 0,1s, áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ - thất mở và tống máu xuống tâm thất.
+Pha thất co: Mất 0,3s, áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ - thất, máu được tống vào động mạch.

4.-Máu từ phổi về tim được mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với O2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm.

5.-Cấu tạo của cơ:
+Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết, hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ.
+Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau.
+Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

-Cơ chế co cơ: Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

6.-Bộ xương người gồm 3 phần:
+Xương đầu.
+Xương thân.
+Xương chi.

-Chức năng của bộ xương:
+Bộ phận nâng đở cho cơ thể có hình dạng nhất định.
+Bảo vệ các nội quan.
+Là chỗ bám cho các cơ vận động.


Các câu hỏi tương tự
Mã Mo
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Nhung Bé
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Minh Đào
Xem chi tiết
Sury Phạm
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết