Văn bản ngữ văn 9

Minatoshi Natzu

Câu 1: Cảm nhận về lễ hội ngày xuân trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"

Câu 2: Cảm nhận về bức tranh cảnh buổi chiều xuân trong đoạn trích.

Câu 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 6 câu thơ cuối của đoạn trích "Cảnh ngày xuân".

Đâu Đủ Tư Cách
25 tháng 11 2018 lúc 12:38

Cảm nhận về lễ hội ngày xuân trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"

Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều? Đoạn thơ Cảnh ngày xuân gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu số 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của đại thi hào Nguyễn Du. Một vẻ đẹp thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống động, tươi đẹp mà đầy sức xuân.

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài hông hoa”

Bốn câu thơ đầu mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời cao bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như "đưa thoi". Cánh én mùa xuân thật thân mật biết bao. Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Có phải chăng ý niệm về thời gian của Nguyễn Du có phần giống với Xuân Diệu, thời gian trôi đi nhanh, mùa xuân và tuổi trẻ cũng trở nên chông chênh hơn. Đồng nghĩa với thời gian trôi đi, tuổi trẻ trôi đi thì đời người bỗng nhiên ngắn lại.

Sau cánh én "đưa thoi" là ánh xuân, là "thiều quang" của mùa xuân khi "chín chục đã ngoài sáu mươi". Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật ý vị làm sao. Nào là "xuân hướng lão" (Ức trai), nào là cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi, nào là cánh bướm rối rít bay trong thơ Trần Nhân Tông,… còn với Nguyễn Du mùa xuân đã bước sang tháng ba rồi. Làm cho con người ta thấy vấn vương, tiếc nuối khi sắp kết thúc một mùa xuân. “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài.

Trong tiết trời tháng ba ấy, nổi bật lên là sắc "xanh" mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như một tấm thảm "tận chân trời" và sắc "trắng" tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc, khoe hương "một vài bông hoa".

Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vậ dụng một cách sáng tạo: "Phương thảo liên thiên bích – Lê chỉ sổ điểm hoa". Hai chữ "trắng điểm" là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pahps cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa; bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: trên cái nền xanh của cỏ non là một vài bông lê "trắng điểm ". Giữa diện và điểm, giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én "đưa thoi", là màu hồng của ánh thiều quang, là "khát vọng mùa xuân" ngây ngất, say đắm lòng người:

"Nhìn hoa đang hé tưng bừng

Khao khát mùa xuân yên vui lại đến"

(Ca khúc "Khát vọng mùa xuân" – Mô-da)

Cảnh mùa xuân là bức tranh mùa xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút của Nguyễn Du để lại cho đời, điểm tô cho cuộc sống mỗi chúng ta. Phải chăng, thi sĩ Chế Lan Viên đã học tập Tố Như để viết nên vần thơ xuân đẹp này:

"Tháng giêng hai xanh mướt cỏ đồi

Tháng giêng hai vút trời bay cánh én…"?

(Ý nghĩ mùa xuân)

Tám câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.

Trong đám tài tử giai nhân đi trẩy hội mùa xuân có chị em Thúy Kiều. Câu thơ "Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" mới đọc qua tưởng chừng như chỉ là một thông báo. Nhưng sâu xa hơn nó ẩn chưa bao nỗi niềm: chờ mong, trông đợi ngày lễ tảo mộ, ngày hội đạp thanh đến để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã "sắm sửa"Có biết bao bóng hồng xuất hiện trong đám tài tử đó.

Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng các động từ một cách chọn lọc, tinh tế, làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của phương Đông, của Trung Hoa, của Việt Nam chúng ta và nếp sống "phong lưu" của chị em Kiều. Chị em Kiều hòa mình giữa dòng người tấp nập như chim yến anh để dự lễ tảo mộ ở vùng đồng quê. Chị em Kiều vừa đi, vừa thong thả ngắm cảnh chốn đồng quê thanh bình rồi thả thoi tiền giấy bay trong gió. Sử dụng một loạt các từ ghép, từ láy là tính từ, động từ như: gần xa, nô nức, tài tử, giai nhân, dập dìu, hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước” “áo quần như nêm” Nguyễn Du đã miêu tả cuộc du xuân của chị em Kiều trong không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập. Thông qua cuộc du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa một nét truyền thống văn hóa xa xưa. Dù xuân đã muộn nhưng ta vẫn thấy cảnh xuân rộn ràng, nhộn nhịp những nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân, những đoàn người đông vui như chim én, chim oanh ríu rít, tưng bừng.

cảm nhận về bức tranh cảnh ngày xuân

Sáu câu thơ cuối đoạn ghi lại cảnh chị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về nhà. Mặt trời đã "tà tà" gác núi. Ngày hội, ngày vui đã trôi qua nhanh:

"Tà tà bóng ngà về tây,

Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cánh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" Không khí vui tươi, náo nhiệt không còn nữa mà nó đang mờ nhạt dần theo ánh nắng. Trời đã về chiều, mặt trời đã lặn sau chân núi, chỉ còn những ánh sáng yếu ớt của những tia nắng còn sót lại. Các từ láy thanh thanh, nao nao, tà tà, thơ thẩn gợi tả sắc thái của cảnh vật và cũng chính là tâm trạng của con người. Dường như cảnh vật cũng thấu hiểu lòng người, cũng khoác lên mình một màu u buồn. Nguyễn Du sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Một tâm trạng bâng khuâng, thơ thẩn như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó và dự cảm có điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen đối với bất kì người Việt Nam nào. Quả thật Cảnh ngày xuân đã biểu hiện một cách tài tình tài năng của đại thi hào Nguyễn Du. Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay của mùa xuân. Người đọc sẽ nhớ mãi không quên những vần thơ đặc sắc như thế.
Bình luận (0)
Thời Sênh
9 tháng 12 2018 lúc 22:46
Có thể nói dù cảnh trong thơ Nguyễn Du buồn hay vui thì vẫn mang phong vị riêng của nhà thơ. Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một ví dụ điển hình như thế. Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ. Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạng buồn lưu luyến bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.
Bình luận (0)
Đâu Đủ Tư Cách
25 tháng 11 2018 lúc 12:39

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 6 câu thơ cuối của đoạn trích "Cảnh ngày xuân".

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Tả cảnh ngụ tình đã trờ thành một nghệ thuật quen thuộc trong thơ Nguyễn Du. Bút pháp này đã được nhà thơ sử dụng thật tài tình trong 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh Ngày Xuân".

Phần thân đoạn bạn phân tích theo các ý:
- Sáu câu thơ cuối đoạn trích miêu tả 1 bức tranh chiều xuân thật nên thơ, đượm buồn và cảnh chị em TK du xuân trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà

- Cảm nhận về bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 6 câu cuối đoạn trích " Cảnh ngày xuân "
+ Bức tranh hoàng hôn buổi chiều tà qua ánh nhìn và tâm trạng của nàng Kiều hiện lên như thế nào?
Không gian xuân như thế nào ? (thu hẹp, tĩnh lặng hơn, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, chậm rãi) Cảnh xuân được gợi lên qua những hình ảnh ra sao? ( nhỏ bé: ngọn tiểu khê, dòng nc uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ...)
Phong cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả cảnh ngụ tình? ( "thanh thanh"> vẻ đẹp nhẹ nhàng, tĩnh lặng")
+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng tiếc nuối, quyến luyến, thơ thẩn của chị em Thuý Kiều khi phải chia tay với hội xuân:
Phân tích các từ láy " tà tà", "thanh thanh", "nao nao", từ "thơ thẩn"
Bức tranh hoàng hôn gửi gắm tâm trạng gì của lòng người?
Phần này dựa vào bức tranh thiên nhiên để từ đó nói lên tâm trạng
* Ví dụ: Từ láy "nao nao" -> tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và gợi linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra vào tương lai*

- Khái Quát: 6 câu thơ đã gợi lên 1 ko gian ntn? Tâm tư con người ntn? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được Nguyễn Du sử dụng ra sao? Gợi lên điều gì?

Đó là các ý mà mình viết ra để giúp bạn. Bạn dựa vào đó để sử dụng kỹ năng viết tạo lập đoạn văn hoàn chỉnh. Tất nhiên, phần cảm nhận bphap tả cảnh ngụ tình ko bắt buộc phải tách ra mà mình khuyên bạn nên ghép lại, từ bức tranh thiên nhiên rồi cảm nhận về tâm trạng con người. Lần sau nếu hỏi bài bạn nhớ bấm nút gửi câu hỏi đừng bấm tạo chủ đề nhé.

Chúc bạn học tốt! %%-

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Toàn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Trinh Minh Hung
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
19-Phạm Tuệ Minh Lớp 9/3
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
Xem chi tiết