Câu 1: Biết 8,1 gam hỗn hợp khí X gồm CH3–CH2–CºCH và CH3–CºC–CH3 có thể làm mất màu vừa đủ m gam Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của m.
Câu 2: Một hỗn hợp X gồm gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho X qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Tính phần trăm về thể tích etilen và axetilen trong X.
Câu 3: Dẫn 3,36 lít (đktc) C2H2 qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m.
Câu 1:
Hai chất trên đều có cùng CTPT là C4H6 và chỉ khác nhau về CTCT.
\(C_4H_6+2Br_2\rightarrow C_4H_5Br_4\)
\(n_X=\frac{8,1}{12.4+6}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{Br2}=2n_X=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Br2}=m=0,3.\left(80.2\right)=48\left(g\right)\)
Câu 2:
Gọi a,b lần lượt là số mol etilen và axetilen.
\(\Rightarrow a+b=0,3\left(mol\right)\)
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
\(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4\)
Khi phản ứng với \(Br_2\rightarrow n_{Br2}=a+2b=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\%V_{etilen}=\frac{0,2}{0,3}.100\%=66,67\%\)
\(\Rightarrow\%V_{C2H2}=100\%-66,67\%=33,33\%\)
Câu 3:
\(2AgNO_3+C_2H_2+2NH_3\rightarrow2NH_4NO_3+Ag_2C_2\)
0,15__________________________________0,15
Ta có:
\(n_{C2H2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m=0,15.240=36\left(g\right)\)