Câu 1: Bằng sự kiện lịch sử, em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Nêu dẫn chứng cụ thể cho nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn
Câu 2: Nhà Nguyễn lập lại chế độ tập quyền ra sao? Theo em chủ trương này còn phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc đó không? Vì sao?
Câu 3: Em hãy lập bảng thống kê, trình bày diễn biến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771 đến 1789. Từ đó, em hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Câu 1: Bằng sự kiện lịch sử, em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Nêu dẫn chứng cụ thể cho nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 3: Em hãy lập bảng thống kê, trình bày diễn biến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771 đến 1789. Từ đó, em hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
Diễn biến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc từ 1771 đến 1789:
Thời gian |
Sự kiện |
Đầu năm 1771 |
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Tháng 9-1773 |
Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Giữa năm 1774 |
Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
Năm 1777 |
Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 |
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 |
Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 |
Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Giữa năm 1788
|
Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. |
Tháng 12-1788 |
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 |
Quang Trung đại phá quân Thanh. |
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.