Câu 1: a) Nêu đặc diểm chung của ngành chân khớp
b) Dựa vào đặc điểm nào người ta đặt tên cho ngành chân khớp
Câu 2: a) Trình bày vòng đời của giun đũa
b) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước
Câu 4: Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơin giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Câu 5: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
Câu 6: Vì sao trâu bò của nước ta mắc bện sán lá gan nhiều?
Câu 7: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm như thế nào?
Câu 8: Vì sao phải rửa tay trước khi ăn?
Câu 9: Kể tên các hệ cơ quan của cá chép
Nêu cáo tạo chi tiết hệ tiêu hóa
(Các bn giúp mk với mk dang cần gấp)
Câu 4:
- Hệ tuần hoàn của châu chấu đơn giản trong khi hệ thống ống khí lại phát triển vì:
+ Hệ tuần hoàn thường đảm nhiệm hai chức năng là vận chuyển khí và chất dinh dưỡng
+ Ở châu chấu có hệ thống ống khí phát triển đảm nhận chức năng vận chuyển và trao đổi khí cho cơ thể nên hệ tuần hoàn có cấu tạo đơn giản đi chỉ đảm nhận chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng.
Câu 7: Dựa vào đặc điểm: khứu giác trên 2 đôi râu phát triển, tôm nhận biết được thức ăn từ xa mà người ta ứng dụng việc sử dụng thính để bắt tôm.
Câu 6:
vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên (không kiểm soát được chất lượng cỏ) có nhiều kén sán.
Câu 1 : Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.
Cơ thể thường chia lm 3 phần: đầu ,ngực , bụng .
b) Chúng có các phần phụ phân đốt khớp độg vs nhau nên đc gọi là Chân Khớp.
Câu 2 : a ) Vòng đời giun đũa :
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
b) Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.
Câu 5 : Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
- Giống: cùng ăn hồng cầu.
- Khác:
+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cung một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn .