Văn mẫu lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Thị Ánh Nguyệt

cam nhan ve bai vieng lang bac

Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 3 2018 lúc 17:23

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.



nguyen minh ngoc
26 tháng 3 2018 lúc 15:44

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

nguyen minh ngoc
26 tháng 3 2018 lúc 15:45

Đã mấy hôm rày đau tiễn đưa

Người tuôn nước mắt trời tuôn mưa

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn cau mấy gôc dừa...

(Bác ơi! – Tố Hữu)

Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra đi cùng với thế giới người hiền, nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này. Bảy năm sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ "Viếng lăng Bác" (1976) với một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tinh tế, giàu cảm xúc thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

Mở đầu bài thơ là dòng cảm xúc của Viễn Phương khi ở bên ngoài lăng:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

Câu thơ đầu cất lên như một lời thông báo giản dị nhưng chan chứa tình cảm thân thương: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô: xưng "con" gọi "Bác" rất gần gũi, mộc mạc thân thương. Đây là cách xưng hô thường thấy của người dân Việt Nam đối với người cha già vĩ đại của dân tộc – Bác Hồ. Nhưng với Viễn Phương, cách xưng hô ấy vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, điều đó đã được nhà thơ nhấn mạnh ở hai chữ "miền Nam". Miền Nam gợi đến một không gian địa lí rất xa xôi so với miền Bắc, miền Nam cũng gợi lên một mối quan hệ rất gắn bó, gần gũi trong trái tim của Người:

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong cha"

(Tố Hữu)

Vì thế, với mối quan hệ thiết thân ấy, Viễn Phương đã không quản ngại từ miền Nam ra thăm Bác. Đặc biệt, trong câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh. Ông không sử dụng từ "Viếng" mà lại sử dụng từ "thăm". Điều đó có nghĩa là với Viễn Phương, ông ra Bắc như là trở về nhà để thăm cha, thăm nơi ở nghỉ ngơi của Bác. Người đọc cảm nhận được nỗi đau xót xa trong lòng của Viễn Phương đang được ông kìm nén, giữ chặt trong lòng, không muốn biểu lộ ra bên ngoài.

Khi đứng bên ngoài lăng, hình ảnh gây ấn tượng đậm nét với Viễn Phương là hình ảnh "hàng tre". Hình ảnh này rất giàu sức gợi: Cây tre là hình ảnh rất gần gũi, thân thuộc và thường thấy ở nông thôn, làng quê của Việt Nam. Nhưng cây tre từ lâu cũng có ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc, đã kinh qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả "bão táp mưa sa" mà vẫn hiên ngang, bất khuất, mạnh mẽ. Nay hình ảnh cây tre lại được nhà thơ miêu tả bằng các từ láy "xanh xanh", "bát ngát", gợi tả những hàng tre xanh mượt mà được trồng quanh lăng giống như cả dân tộc ta đang bên cạnh Người để bảo vệ, canh giấc ngủ bình yên cho Bác. Từ cảm thán "Ôi" thể hiện niềm cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên tràn đầy xúc cảm của tác giả khi phát hiện ra những điều đó: hàng tre – dân tộc – chiến sĩ luôn sát cánh bên người cả khi người còn sống hay khi đã mất!. Như vậy, nhà thơ ra Bắc thăm Bác như là một đứa con từ phương xa, nay trở về thăm nhà, thăm cha đầy xúc động, chân thành.

Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ gợi nhắc tới bao phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta qua hình ảnh "hàng tre" thì đến khổ hai, nhà thơ tiếp tục thể hiện những xúc cảm của mình trước những đoàn người vào lăng viếng Bác. Ở khổ hai, nhà thơ đã tạo nên hai cặp câu, mỗi cặp câu đều có sự sóng đôi của hình ảnh tả thực và ẩn dụ. Hai câu thơ đầu, có hai hình ảnh mặt trời: "mặt trời" thứ nhất ở câu đầu là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ; "mặt trời" thứ hai ở câu hai là để chỉ Bác Hồ. Thực ra, việc ví Bác với mặt trời không phải là mới, trước Viễn Phương đã có rất nhiều nhà thơ đã ví Bác với mặt trời. Tố Hữu đã từng có ý thơ:

"Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà Đế quốc là loại dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người..."

Nhưng cái mới mẻ của Viễn Phương là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa. Mặt trời của tự nhiên vốn đã đẹp, vốn đã rực rỡ chói lóa, ấy vậy mà vẫn phải ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tài năng và nhân cách của Hồ Chí Minh. Cảm nhận về hai câu thơ này, giáo sư Trần Đình Sử trong bài "Lời người con miền Nam ra thăm cha già dân tộc", đã viết: "Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng so sánh mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời rất đỏ làm nhớ tới trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân". Với việc ví Bác với mặt trời, Viễn Phương vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác, vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Người, lại vừa thể hiên được lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ.

Hai câu tiếp, nhà thơ miêu tả cảnh dòng người lần lượt vào lăng viếng Bác:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

Điệp từ "ngày ngày" diễn tả vòng thời gian tuần hoàn liên tục, ngày nào cũng thế từng dòng người cứ lần lượt vào thăm viếng Bác. Bài thơ viết theo thể tám chữ nhưng tới câu thơ cuối khổ hai, lại dôi ra thành chín chữ một dòng thơ, kết hợp với dấu chấm lửng ở cuối câu thơ, làm cho nhịp thơ trở nên chậm lại, chứa đầy cảm xúc và khiến cho khổ thơ như vẫn tiếp tục kéo dài ra hơn. Ở đây, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "dòng người" rất đẹp, đầy gợi cảm. Đoàn người vào lăng viếng Bác khiến tác giả liên tưởng giống như một tràng hoa và mỗi người là một bông hoa kết thành tràng hoa dâng lên Bác lòng thương nhớ, kính yêu. Đồng thời người đọc còn nhận ra các sử dựng từ ngữ của Viễn Phương rất độc đáo, đắc địa. Tác giả sử dụng từ " dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". Đặc biệt, hình ảnh "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ rất đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng: Bác Hồ với bảy mươi chín tuổi xuân đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân lớn cho quê hương, đất nước. Tóm lại, với hai câu cuối khổ hai, nhịp thơ chậm, hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã miêu tả nhưng dòng người vào lăng viếng Bác bằng tất cả lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

Hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác, khi trước di hài Bác, xúc cảm ngẹn ngào của nhà thơ được đẩy lên cao hơn:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

Nghệ thuật nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" có tác dụng giảm bớt sự đau thương, mất mát của cả dân tộc khi Bác đã ra đi. Đồng thời cho thấy giấc ngủ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản của Bác trong giấc ngủ ngàn thu. Hình ảnh "vâng trăng sáng dịu hiền" là một hình ảnh đầy chất thơ, rất giàu sức gợi. Đây là hình ảnh ẩn dụ gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Qua những vần thơ về trăng của Bác, chúng ta thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chất nghệ sĩ trong con người HCM. Cùng với mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung HCM trong tâm khảm mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

Từ niềm xúc cảm ngẹn ngào chuyển sang niềm xót xa, đau đớn, tiếc nuối:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim."

Hình ảnh "trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định Bác còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, sự nghiệp và tư tưởng của Người trường tồn mãi với thời gian, năm tháng như bầu trời xanh của vụ trụ, của tự nhiên. Dù nhận thức được như thế nhưng lí trí không điều khiển được cảm xúc, tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát, ra đi mãi mãi của Người. Nỗi đau được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Cấu trúc tương phản " Vẫn ... mà" kết hợp với dấu chấm than ở cuối khổ thơ đã diễn tả tình cảm thật chân thành, xót xa, đau đớn vô hạn trong đáy sâu tâm hồn của một đứa con xa nhà, nay trở về chịu tang cha, đứng trước di hài của cha mà nước mắt không ngừng rơi. Đây cũng là cảm xúc chung của biết bao nhiêu người con khi Bác đã về với thế giới người hiền năm xưa: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" (Bác ơi! - Tố Hữu).

Nếu như những khổ thơ trên, chúng ta thấy nhà thơ như cố gắng gượng kìm nén cảm xúc, không muốn nước mắt tuôn rơi khi ngẫm tới sự ra đi vĩnh viễn của Bác, nhưng đến khổ thơ cuối, khi sắp phải ra về, nhà thơ không còn đủ lí trí tỉnh táo để kìm nén lòng mình lại nữa mà đã bật lên thành tiếng khóc nấc vỡ òa:

"Mai về miền Nam dâng trào nước mắt"

Nghĩ tới lúc phải tạm chia xa Bác, Viễn Phương không thể kìm giữ được lòng mình. Lời thơ rất giản dị, mộc mạc, chân thành, tha thiết thể hiện niềm lưu luyến, chẳng muốn chia xa.

Từ nỗi xúc động ngẹn ngào đó, nhà thơ cũng bộc lộ niềm ước nguyện cháy bỏng của mình:

"Muốn là con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre chung hiếu chốn này."

Ba câu thơ cất lên với hình thức điệp từ, điệp ngữ "muốn làm" (3 lần) khiến cho nhịp thơ trở nên nhanh, dồn dập có tác dụng diễn tả niềm khao khát mãnh liệt, chân thành của nhà thơ. Những ước nguyện đã được nhà thơ liệt kê ra bằng một loạt các hình ảnh rất đẹp, rất cụ thể: muốn làm con chim để cất cao tiếng hót, muốn làm đóa hoa để đem lại hương sắc cho nơi Bác nằm, cũng như muốn dâng lên Bác tất cả nhưng gì tinh hoa nhất của mình để Bác bình yên, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.

Đặc biệt khép lại bài thơ là một ước nguyện thật đẹp, gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Hình ảnh cây tre trung hiếu khiến ta liên tưởng tới hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu, việc lặp lại hình ảnh như vậy đã tạo nên kết cấu vòng tròn rất chặt chẽ: mỗi người là một cây tre trung hiếu thì cả dân tộc là hàng tre trung hiếu với Bác. Hình ảnh ẩn dụ "cây tre trung hiếu" thể hiện lòng thành kính và trung thành vô hạn của nhà thơ với Bác. Nhà thơ nguyện suốt đời đi theo con đường lí tưởng của Bác. Đây không chỉ là ước nguyện của riêng nhà thơ mà cũng chính là ước nguyện chung của tất cả mọi người, của cả dân tộc Việt Nam.

Bài thơ được viết theo thể tám chữ (có dòng bảy chữ, chín chữ), có sự kết hợp giữa chất trữ tình và tự sự; giọng thơ biến đổi linh hoạt: lúc thì sâu lắng, tự hào, khi thì xót xa, tiếc nuối, lúc lại khát khao mạnh mẽ, rất phù hợp với việc diễn tả tình cảm, cảm xúc từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc cuộc viếng thăm... Tác phẩm có sử dụng rất nhiều những hình ảnh sáng tạo, với hệ thống những hình ảnh tả thực và biểu tượng (hàng tre, trời xanh, mặt trời, vầng trăng...) giàu giá trị tạo hình và gợi cảm xúc. Đồng thời toàn bộ bài thơ rất giàu tính chất nhạc điệu nên thi phẩm đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thành bài hát và trở thành một khúc ca đẹp về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong cuốn "Đọc văn học văn", giáo sư Trần Đình Sử đã từng nhận xét về tác phẩm "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương: "Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ tinh sương đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưởng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn. Cả bài thơ bốn khổ, khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc ". Như vậy, đọc xong bài thơ, chúng ta càng cảm thấy thấm thía hơn công lao và sự nghiệp, tư tưởng vĩ đại của Bác mãi trường tồn bất diệt với thời gian năm tháng. Và người đọc cũng nhận thức ra một điều cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự phát triển của non sông, đất nước, làm cho đất nước Việt Nam có thể "sáng vai với các cường quốc năm châu" trên thế giới mà Bác đã từng gửi gắm cho thế hệ trẻ Việt Nam trong quá khứ và mãi mãi về sau!.

nguyen minh ngoc
26 tháng 3 2018 lúc 15:45

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi năm 1976, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ Viễn Phương có dịp ra thăm lăng Bác. Bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong số những bài thơ xuất sắc nhất viết về Người. Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ Viễn Phương đại diện cho nhân dân ta thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ đầu tiên là lời của nói nghẹn ngào của đứa con ở xa nay được viếng thăm Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương của người Nam Bộ, thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác. Đất nước nay đã thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, đó cũng là nguyện ước lớn nhất của Bác Hồ. Những người con miền Nam nay mới có dịp ra Bắc gặp vị cha già của dân tộc vậy mà Bác đã không còn nữa. Nhà thơ dùng từ thăm thay cho từ viếng là biện pháp nói giảm nói tránh, giảm bớt đi nỗi đau thương mất mát vì Người đã ra đi. Thế nhưng dù tránh đi nhưng nhà thơ vẫn không thể che giấu được nỗi xúc động trào dâng khi biết mình sắp được gặp Bác sau bao ngày đêm mong mỏi. Đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy đó là hàng tre. Cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam đã từ bao đời nay vì sự quật cường bất khuất. Hàng tre dù đắm chìm trong sương sớm vẫn nổi bật lên màu xanh xanh, vẫn đứng thẳng hàng trước những thiên tai bão tố. Đó là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự khó khăn gian khổ của nhân dân ta, tuy vậy dù có khó khăn đến mấy thì dân tộc vẫn hiên ngang bất khuất, bền bỉ sức sống để tiếp tục giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Đọc hai câu thơ trên ta thấy xuất hiện hai hình ảnh mặt trời: một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ. Ngày ngày mặt trời chiếu sáng trên lăng, đâu biết rằng trong lăng cũng là một “mặt trời”. Bác Hồ là mặt trời soi sáng con đường giải phóng, đem lại cuộc sống tự do thoát khỏi đêm dài xâm lược cho nhân dân ta. Bác Hồ vĩ đại luôn luôn trường tồn vĩnh cửu, sống mãi trong lòng đồng bào Việt Nam. Đó một sự sáng tạo thể hiện lòng tôn kính của nhà thơ Viễn Phương và đồng thời là của toàn dân đối với Bác Hồ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Hàng người dài vô tận ngày ngày đến viếng thăm lăng Bác mang theo lòng thành kính và niềm thương nhớ đến tột cùng. Hàng người ấy như thể sẽ kéo dài mãi mãi, dâng tràng hoa bảy mươi chín mùa xuân – bảy mươi chín năm cuộc đời Bác dành trọn cống hiến cho dân tộc. Tràng hoa kết thành từ những người con đến từ khắp mọi miền đất nước hội tụ kính dâng lên Bác.

Thời gian và không gian dường như đang ngưng kết lại trong khung cảnh yên bình và không khí trang nghiêm thanh tĩnh trong lăng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Đã bao nhiêu đêm dài Bác thức trắng lo cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giờ đây Bác đã có thể ngủ yên một giấc ngủ ngàn thu. Ước nguyện của Bác đã hoàn thành mà Bác thì đã đi xa. Nhà thơ như muốn gạt bỏ cái sự thực đau lòng đó, tự dối mình rằng Bác chỉ đang ngủ mà thôi. Vầng trăng người bạn tri kỉ của Bác, góp mặt trong những tác phẩm của Người. Giờ đây vầng trăng đang âu yếm tỏa ánh sáng hiền dịu trông coi cho giấc ngủ của Bác, thật ung dung và thanh cao. Vẻ đẹp thanh thản của Bác làm cho nhà thơ dấy lên cảm xúc xót thương, mạch cảm xúc dường như lắng xuống và thay vào đó là nỗi xót xa đau đớn cho sự ra đi của Người.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Trời xanh là sự trường tồn bất tử cũng giống như Bác luôn còn mãi với non sông đất nước, Bác đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước và ở trong tim mỗi con người. Vẫn biết là thế nhưng nhìn thấy di hài của Bác, ai ai cũng phải đau đớn nhói lên nơi trái tim. Dù thế nào thì sự thực vẫn còn lại là nỗi đau xót vô hạn của dân tộc, đó là cảm xúc điển hình của những người con đất Việt đến thăm Bác mà nhà thơ đã phần nào nói ra được tiếng lòng của họ.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Từng câu thơ như bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào và tâm trạng lưu luyến của thời khắc chia ly vô cùng xúc động. Cảm xúc ấy đã dâng trào thành một dòng nước mắt, thành khát khao được hóa thân thành con chim, đóa hoa, cây tre được mãi mãi ở bên Người. Nhà thơ mong muốn được dành những tình cảm tốt đẹp nhất như con chim dành tiếng hát, đóa hoa dành hương thơm, cây tre trung hiếu tô thêm vẻ yên bình nơi Bác an nghỉ.

Nguyện ước chân thành, sâu sắc đó của nhà thơ cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam và cả dân tộc trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm Người. Bài thơ là sự kính trọng của nhà thơ đối với Bác và cũng thể hiện được tấm lòng người dân Việt Nam: Bác luôn trường tồn sống mãi trong trái tim người Việt.

Nguyễn Xuân Mong
27 tháng 3 2018 lúc 16:36

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.




Các câu hỏi tương tự
Hong Ha Nguyen
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Nam
Xem chi tiết
Quốc Huy
Xem chi tiết
Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Võ Minh Thắng
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Ánh Nguyễn Thị Minh
Xem chi tiết
tran thi ly na
Xem chi tiết