Tham khảo:
1. Giới thiệu chung
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi đất nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
- Chất lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được biểu hiện qua những tình cảm, khát vọng cao đẹp vượt lên trên hiện thực cuộc sống gian khổ, khốc liệt và thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được thể hiện rõ nét qua bốn tác phẩm.
2. Cảm nhận về chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
a) Khát vọng cống hiến, niềm hăng say lao động xây dựng đất nước thể hiện qua hình tượng con người mới với ý thức trách nhiệm trong công việc, niềm hăng say lao động, khát khao góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá).
b) Lí tưởng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, tình đồng chí đồng đội.
- Lí tưởng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi)
c) Hình thức nghệ thuật
- Cách thức xây dựng hình tượng thơ và hình tượng nhân vật mang chất lí tưởng (người lính lái xe, đoàn thuyền đánh cá, cô thanh niên xung phong, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn).
- Giọng điệu thiên về khẳng định, ngợi ca.
- Sử dụng các hình ảnh thơ gợi tả, thủ pháp nghệ thuật tương phản, cường điệu, nhịp thơ, vần điệu linh hoạt, chi tiết nghệ thuật truyện độc đáo.
3. Đánh giá chung
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 qua bốn tác phẩm đã được thể hiện với những nét đặc sắc riêng. Chất lãng mạn đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam.
- Chất lãng mạn trong những tác phẩm của giai đoạn này là yếu tố lôi cuốn người đọc qua bao thế hệ.
Giữa những bộn bề , tấp nập của buổi chợ phiên văn học, giữa những đông đúc, phồn tạp của gian hàng hiện thực, những người nghệ sĩ là vị khách hàng đặc biệt. Văn học luôn đem đến cho con người ta những phút giây thư giãn thực sự. Đó là một hoạt động giải trí cao quý của tâm hồn. Mỗi thời kì lịch sử qua đi, văn chương đều ghi lại dấu ấn quan trọng. Và văn học ở mỗi giai đoạn thì mang những đặc điểm khác nhau. Đánh giá về văn học Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1975) có ý kiến cho rằng : “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng”.
Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Mỗi khi cảm xúc trỗi dậy và dâng trào đến mãnh liệt tác giả lại tìm đến văn thơ như một cách để giải bày, để kí thác nỗi niềm tâm sự. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 phản ánh một hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Khuynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca , trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạnh và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc – một niềm tin tất thắng. Nhận xét về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 muốn nhấn mạnh, khẳng định rằng: “Khuynh hướng sử thi được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học này thấm nhuần tin thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Tất cả các yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (1945 – 1975) giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
1. Giới thiệu chung
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi đất nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
- Chất lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được biểu hiện qua những tình cảm, khát vọng cao đẹp vượt lên trên hiện thực cuộc sống gian khổ, khốc liệt và thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được thể hiện rõ nét qua bốn tác phẩm.
2. Cảm nhận về chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
a) Khát vọng cống hiến, niềm hăng say lao động xây dựng đất nước thể hiện qua hình tượng con người mới với ý thức trách nhiệm trong công việc, niềm hăng say lao động, khát khao góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá).
b) Lí tưởng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, tình đồng chí đồng đội.
- Lí tưởng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi)
c) Hình thức nghệ thuật
- Cách thức xây dựng hình tượng thơ và hình tượng nhân vật mang chất lí tưởng (người lính lái xe, đoàn thuyền đánh cá, cô thanh niên xung phong, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn).
- Giọng điệu thiên về khẳng định, ngợi ca.
- Sử dụng các hình ảnh thơ gợi tả, thủ pháp nghệ thuật tương phản, cường điệu, nhịp thơ, vần điệu linh hoạt, chi tiết nghệ thuật truyện độc đáo.
3. Đánh giá chung
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 qua bốn tác phẩm đã được thể hiện với những nét đặc sắc riêng. Chất lãng mạn đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam.
- Chất lãng mạn trong những tác phẩm của giai đoạn này là yếu tố lôi cuốn người đọc qua bao thế hệ.