I. Mở bài: giới thiệu về hình tượng nhân vật Chí Phèo
Ví dụ:
Nam Cao rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện, những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến là Lão Hạc, Chí Phèo,Một bữa no,Nửa đêm,Mua danh,Một đám cưới.... tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lão Hạc. Tác phẩm Lão Hạc nói về sự tha hóa của số phận của một con người, sự thay đôi của con người về tính tình và tình cảm qua sự thay đổi về xã hội. nổi bật nhất trong truyện là hình tượng Chí Phèo, một nhân vật điển hình cho con người và số phận người nông dân, chúng ta cùng đi tìm hiểu về nhân vật này.
II. Thân bài: cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo
1. Nhân hình và nhân tính của Chí Phèo bị tước đoạt
a. Nhân hình của Chí Phèo:
b. Nhân tính của Chí Phèo:
Sau khi ra tù, Chí Phèo không kiểm soát được nhân tish của mình Nhân tính của Chí Phèo bị tha hóa, khiến mọi người khiếp sợ2. Đức tính được thức tỉnh:
Tình cảm của Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo Chí Phèo cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và muốn trở lại làm người3. Mong muốn được trở lại làm người của Chí Phèo:
Chí phèo muốn trở lại làm người nhưng không được Chí Phèo đã đâm chết Bá KiếnIII. Kết bài: nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Chí Phèo
#Thamkhao
Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,... Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phấm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nối lên hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã đế lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Chí Phèo là ai? Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu nhân vật của mình một cách độc đáo. Nhà văn để Chí Phèo hiện lên trong bộ dạng của một kẻ say rượu: “Hắn vừa đi vừa chửi”. Mà hắn chửi mới lạ lùng và ngoa ngoắt làm sao: “Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi nhau với hắn”. Không lạ sao được bởi khi chửi người ta thường phải hướng tới một đối tượng cụ thể đằng này hắn hướng tới tất cả cuộc đời này, trời đất này. Lạ lùng hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên hắn chửi bởi “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Vì sao hắn lại đến nông nỗi ấy? Nhân vật của Nam Cao vừa mới xuất hiện đã trở thành một ấn số khiến người đọc tò mò đoán định: con người ấy không tạo được chút cảm tính nào, song lại gieo vào lòng người một niềm xót xa - hắn anh ta phải có nỗi niềm khố đau nào đó mới đến nỗi dùng rượu đế hủy hoại thân xác, những tiếng chửi đời ngoa ngoắt kia cũng nói lên một điều rằng chủ nhân của nó đã bị mất hết niềm tin vào cuộc đời, vào con người trên thế gian này. Người đọc tò mò đọc tiếp trang truyện và quả thực, cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một cuốn phim bi thảm.
Chí vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn, sự ra đời của hắn không được ai mong đợi. Nói trắng ra, hắn là một đứa con hoang, cha hắn không thừa nhận, mẹ hắn bỏ lại hắn ở cái lò gạch hoang mặc cho sống chết. Vậy là chỉ có cái lò gạch hoang là đón đợi hắn mà thôi. Khi Chí xám ngắt trong chiếc váy đụp thì những người nông dân nghèo khố đã nhặt hắn. Ban đầu là một anh đi thả ống lươn. Sau đó là một bà góa mù rồi bác phó cối. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo thành đứa trẻ bơ vơ muốn có miếng ăn Chí phải đi hết nhà này đến nhà khác, nghèo khổ và bẽ bàng.
Mở bài:
– Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam,
– Sáng tác của ông nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.
– Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám bị thực dân phong kiến làm cho tha hóa nhân hình, nhân tính.
Thân bài:
2.1. Luận điểm 1: Chí Phèo, người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sống vất vưởng.
+ Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là người khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.
+ Có ước mơ và hạnh phúc bình dị.
+ Có lòng tự trọng.
2.2. Luận điểm 2: Chí Phèo, tên lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại
+ Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.
+ Người nông dân lương thiện bị nhà tù làm cho tha hóa cả về nhân hình và nhân tính.
Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.
2.3. Luận điểm 3: Chí Phèo, bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được là người:
+ Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.
+ Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường.
+ Thế nhưng bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí. Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương tời. Khiến chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.
+ Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cưới đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
2.4. Luận điểm 4: Đánh giá
– Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, khắc họa nhân vật độc đáo, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý.
– Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mở mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người.
Kết bài:
– Chí Phèo đã trở thành hình tượng của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
– Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo đã đưa tác phẩm trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của ông trong nền Văn học Việt Nam.