Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, là một danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ông có đóng góp to lớn với một khối lượng thơ văn đồ sộ cho dân tộc. Trong những tác phẩm ấy, nổi bật nhất là bài thơ “Truyện Kiều’’. Truyện kiều là bài thơ được viết bằng thể lục bát nói về số phận của những người phụ nữ có số phận bất hạnh, họ phải chịu nhiều tủi nhục và đau đớn. Đồng thời cũng lên án những kẻ ích kỉ hèn mọn chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’ có lẽ là đoạn tiêu biểu nhất về tả cảnh thiên nhiên. Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện kiều. Vào ngày tết thanh minh chị em thúy kiều đi tảo mộ và hiện ra trước mắt người đọc là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tâm trạng của người du xuân khi trở về.
Mở đầu bài thơ hiện ra một bức tranh xuân trong sáng, nhẹ nhàng và tinh khôi:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu thơ đầu gợi tả cho ta về không gian và thời gian. Câu thơ “ Ngày xuân con én đưa thoi’’ là câu thơ gợi tả về không gian. Trên nền trời cao rộng, đàn én lượn qua lượn lại , chao liệng như thoi đưa vào những tháng cuối của mùa xuân. Cũng như chỉ thời gian trôi nhanh giống như những chú én đang vụt bay trên trời xanh. Mùa xuân có chín mươi ngày vậy mà bây đã qua sáu mươi ngày, đã bước sang tháng ba rồi. Làm cho con người ta thấy vấn vương, tiếc nuối khi sắp kết thúc một mùa xuân. “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài.
Hai câu thơ sau được tác giả khắc họa tuyệt đẹp với hai màu xanh và trắng. Chữ “tận” mở ra một không gian bao la bát ngát không có điểm dừng. Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời là để làm màu nền cho bức tranh mùa xuân. Trên bầu trời xanh ngát ấy xuất hiện màu trắng của vài bông hoa lê. Từ “điểm” tĩnh như không tĩnh, làm cho ta liên tưởng thiên nhiên có tâm hồn, biết làm đẹp giống như một con người. Chỉ một vài màu trắng của hoa lê mà làm câu văn trở nên sống động và nổi bật trong sắc trời mùa xuân. Bằng một vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đọc cảm giác mình đang đứng trước khung cảnh của mùa xuân.
Nếu bốn câu thơ đầu là một bức tranh của mùa xuân thì tám câu tiếp là bức tranh của lễ hội trong tiết thanh minh :
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.
Từ xa xưa dân tộc ta đã có phong tục là đi tảo mộ người thân đầu năm để thăm viếng sửa sang lau chùi cho sạch sẽ và du xuân ở chốn đồng quê trong khí tiết thanh minh. Các danh từ, động từ, tính từ “ yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức” là chỉ một không gian có rất nhiều người đặc biệt là các chàng trai và cô gái đi du xuân đầu năm tạo không khí đông vui, nhộn nhịp và náo nhiệt của buổi hội gắn với một tâm trạng của mỗi người đi hội. Ai cũng háo hức sắm sửa trang phục, trang sức để chuẩn bị tham gia lễ hội. Đó không những là buổi hội mà còn là nơi se duyên cho các cặp nam thanh nữ tú chưa tìm được định mệnh của mình.
Bên cạnh hình ảnh người đi du xuân là hình ảnh những đống tro bên cạnh nấm mồ, những đống tro ấy chính là người ta đốt tiền giấy để tưởng nhớ những người thân đã khuất:
“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.
Dù là người đang sống hay người đã khuất đều cầu nguyện mong được hạnh phúc. Người đã mất thì khi họ chết đi cũng mong con cháu mình luôn được mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc. Người đang sống họ ước mong được một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc và cầu nguyện cho những người đang nằm dưới nấm mồ kia được yên nghỉ.
Người ta thường nói cuộc chơi nào rồi cũng sẽ đến lúc phải kết thúc. Không có cái gì là trường tồn mãi mãi cả. Khi lễ hội kết thúc chị em Kiều ra về trong cảnh chiều tà và mang một tâm trạng sầu mặc:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
Không khí vui tươi, náo nhiệt không còn nữa mà nó đang mờ nhạt dần theo ánh nắng. Trời đã về chiều, mặt trời đã lặn sau chân núi, chỉ còn những ánh sáng yếu ớt của những tia nắng còn sót lại. Các từ láy thanh thanh, nao nao, tà tà, thơ thẩn gợi tả sắc thái của cảnh vật và cũng chính là tâm trạng của con người. Dường như cảnh vật cũng thấu hiểu lòng người, cũng khoác lên mình một màu u buồn. Nguyễn Du sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Một tâm trạng bâng khuâng, thơ thẩn như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó và dự cảm có điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới.
Có thể nói đây là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có cảnh có tình. Được coi là một trong những bức tranh thiên nhiên đẹp nhất trong “Truyện Kiều’’ của Nguyễn Du. Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh mang tính chọn lọc, bút pháp tả cảnh thiên nhiên đặc sắc tả cảnh điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình,… Cho ta thấy được tài năng của tác giả.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.
- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân
+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.
II. Thân bài
1. Khung cảnh mùa xuân
- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
+ Chim én đưa thoi
+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi
+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.
⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh.
- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.
3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối
- Cảnh vật và người trở nên thưa vắng.
- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.
⇒ Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.
III. Kết bài
- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.
Tham khảo:
Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy về ngôn ngữ trong việc miêu tả tâm lý nhân vật mà còn là “họa sĩ” vẽ tranh bằng chữ. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều là một ví dụ điển hình. Người đọc phải khâm phục và ngưỡng mộ khả năng quan sát cũng như những nét vẽ tài hoa của Nguyễn Du. Bức tranh ngày xuân hiện lên với những nét đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống nhất.
Có thể nói mùa xuân là đề tài bất tận trong thi ca, khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Mỗi người có một cảm nhận riêng về mùa xuân. Đối với Nguyễn Du, mùa xuân gắn với cảnh vật và con người, với những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bao trùm lên cả đoạn thơ này là một bức tranh thiên nhiên đẹp, hữu tình nhưng có nhuốm màu buồn khi ngày đã ngả về chiều hôm.
Những câu thơ đầu được sử dụng với chất liệu ngôn ngữ đẹp như tranh, sự mượt mà của câu chữ đã tạo nên sự mượt mà của cảnh sắc thiên nhiên khi xuân về:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Một không gian đầy chất thơ, thi vị và hữu tình biết bao nhiêu. Sự rộng lớn của đất trời khi mùa xuân về được diễn tả một cách tinh tế và tràn ngập niềm vui. Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Có phải chăng ý niệm về thời gian của Nguyễn Du có phần giống với Xuân Diệu, thời gian trôi đi nhanh, mùa xuân và tuổi trẻ cũng trở nên chông chênh hơn. Đồng nghĩa với thời gian trôi đi, tuổi trẻ trôi đi thì đời người bỗng nhiên ngắn lại.
Trong lúc đấy, chỉ với hai nét vẽ Nguyễn Du như vẽ lên trang giấy một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp tuyệt vời. Nghệ thuật điểm xuyết chấm phá đã được sử dụng dứt điểm, khiến cho câu thơ trở nên mềm mại và căng tràn sức sống hơn. Màu xanh của cỏ non tạo nên sự tươi mới và tinh khiết của đất trời. Từ “rợn” vừa tả cái xa, vừa gợi cái rộng lớn của mùa xuân, của cảnh vật khi xuân về. Nó làm cho câu thơ như được ngân dài ra, bừng sáng lên sức sống tràn đầy. Trên nền xanh của cỏ, của bầu trời có điểm xuyết “một vài bông hoa” trắng tinh khiết. Chính sự điểm xuyết này khiến cho cả bài thơ như bừng lên một sức sống mãnh liệt, khó có thể dập tắt.
Có thể nói với chỉ 4 câu thơ này, Nguyễn Du như người họa sĩ tài hoa vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, có sự giao thoa và hòa quyện giữa đất và trời. Không khí mùa xuân, hương sắc mùa xuân và cả ý vị mùa xuân cứ thế tràn ra trong từng câu thơ đẹp như vậy.
Không khí mùa xuân như tươi đẹp hơn với lễ hội tảo mộ tháng Ba:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Có lẽ không khí vui tươi, tưng bừng, phấn khởi của con người trong dịp đi tảo mộ thật sự khiến cho người đọc như sống lại với không khí những ngày xuân tươi mới nhất. Con người cũng hiện lên như tô điểm thêm bức tranh ngày xuân tươi đẹp đó:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Mùa xuân là dịp để “tài tử giai nhân” được vui chơi, giãi bày tâm sự với nhau. Có vẻ như mùa xuân là thời điểm thích hợp cho chuyện tình yêu nảy nở, cho những yêu thương còn bỏ ngỏ được phép căng trào ra. Hình ảnh “ngựa xe”, “áo quần” gợi lên sự tấp nập, nhộn nhịp và huyên náo. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng một loạt hình ảnh có tính chất gợi hình, tả ảnh khiến cho người đọc có cảm giác như đang bước vào không khí của mùa xuân.
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Những phong tục tập quán khi mùa xuân về, khi được đi tảo mộ đã được Nguyễn Du vẽ lên chân chất, mộc mạc, gợi nhớ và gợi thương. Đó chính là tấm lòng thành kính hướng về quá khứ với một sự biết ơn chân thành nhất. Hai câu thơ này thực sự khiến người đọc xúc động khi nhớ về những người đã khuất, những người tạo dựng nên cuộc sống hiện nay của chúng ta.
Tuy nhiên ở những câu thơ cuối dường như cảnh vật và con người trở nên buồn vã và đìu hiu hơn:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nhịp thơ trở nên nhẹ nhàng, trầm bổng khiến cho tâm trạng của con người trở nên nặng nề và buồn rầu hơn. Với từ láy “tà tà” đã phần nào gợi tả thời gian đã xế chiều và không gian dường như tĩnh mịch và ảm đạm hơn. Mỗi bước chân cũng trở nên nặng nề hơn khi màn đêm sắp buông xuống, con người cũng cảm nhận được một nỗi buồn nào đó len vào trong trái tim. Tâm sự của con người như nhuốm vào cảnh sắc thiên nhiên, khiến cho nó trở nên tiêu điều và xơ xác hơn.
Có thể nói dù cảnh trong thơ Nguyễn Du buồn hay vui thì vẫn mang phong vị riêng của nhà thơ. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một ví dụ điển hình như thế. Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ.
Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Câu nói ấy tôi mới đọc qua có chút hình tượng bóng bẩy nhưng nếu nghiền ngẫm suy nghĩ lại đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.
“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.
Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.
Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích:
+ Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên,… sinh ra trong gia đình quyền quý, có học thức, tiếp nhận nhiều văn hóa khác nhau,…).
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, Truyện Kiều có bốn phần, kể về cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều,…
+ Nội dung đoạn trích Cảnh ngày xuân: Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân và lễ hội tảo mộ, du xuân của chị em Kiều.
II. Thân bài
1. Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân vào lúc sáng sớm
+ Hai câu đầu: chim én đưa thoi, thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Mặc dù đã cuối mùa xuân nhưng vẫn thấy những chú chim én đang bay lượn trên bầu trời, mới đây thôi mà đã bước sang thứ ba rồi, cũng như chỉ thời gian trôi qua nhanh quá,…
+ Hai câu sau: sử dụng hai gam màu xanh và trắng, màu xanh của thảm cỏ non, trắng tinh khôi của hoa lê,… màu xanh bát ngát trải rộng cả vùng trời làm nền để nổi bật màu trắng tinh khôi, trong trẻo của bông hoa lê.
=> Vài bút chấm phá của tác giả làm cho bức tranh thiên nhiên của tác giả sinh động, hấp dẫn hơn,…
2. Bức tranh lễ hội trong tiết thanh minh
+ Tảo mộ đầu năm là để quét dọn, viếng thăm ngôi mộ của người thân.
+ Sử dụng các tính từ, động từ, danh từ: gần xa, nô nức, yến anh, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần,… để chỉ sự đông vui, náo nức, nhộn nhịp của lễ hội,..
+ Câu thơ “Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay". Chỉ một phong tục tập quán của chúng ta là đốt tiền giấy để tưởng nhớ cho người thân đã khuất.
3. Bức tranh lúc chiều tà của con người trong lúc trở về
+ “Tà tà bóng ngả’’ mặt trời đã xuống núi, chỉ còn lại vệt sáng yếu ớt chiếu lên bầu trời.
+ Bước chân thơ thẩn: người ta chỉ dùng từ "thơ thẩn" để chỉ suy nghĩ của con người, nhưng ở đây lại nói bước chân biết thơ thẩn giống như không tự chủ được mà cứ bước đi.
+ “Dòng nước uốn quanh” chỉ sự nhẹ nhàng êm đềm của con suối nhỏ,….
=> Tất cả mọi thứ không còn ồn ào, náo nhiệt như lúc lễ hội mới bắt đầu thay vào đó là một khung cảnh êm đềm, trôi qua nhẹ nhàng,…
III. Kết bài
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Khẳng định được cái tài của Nguyễn Du: Bằng ngòi bút tài hoa Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên ngày xuân