Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ bà trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, bà đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Em thích nhất là khổ thơ đầu, vì:
Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc. Tác giả đã nhân hóa "tiếng gà" làm cho nó trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn. Tiếng gà làm "xao động nắng trưa", làm "bàn chân đỡ mỏi" và "gọi về tuổi thơ". Đoạn thơ này đã giúp em cảm nhận được một điều vô cùng sâu sắc, thắm thiết: đó chính là một tình yêu quê hương! Trong một lần đi hành quân, dừng chân bên xóm nhỏ, tác giả chợt nghe thấy tiếng gà thân quen. Tiếng gà chợt vang lên trong không gian yên tĩnh đầy nắng trưa làm cho những cảm xúc thời thơ ấu tràn về, thấy như được về với quê hương, quên đi sự đau mỏi của đôi chân trên đường hành quân xa. Ôi, tình quê hương thật là đáng quý biết bao nhiêu!
Mình giúp được bấy nhieu thôi nha! Có gì sai mong bạn chỉ bảo cho!!!