Ôn tập lịch sử lớp 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ng Thi Hoa My

cải cách minh trị đã làm thay đổi nhật bản ntn?liên hệ với VN vào cùng thời điểm đó

Mong mn giúp e tl câu này với ạ.

Thảo Phương
15 tháng 8 2018 lúc 20:45

1.
1a. Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.
1b. Tính chất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để và thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.
1c. Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.

2. Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
- Về kinh tế xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Son Ta
15 tháng 8 2018 lúc 20:47

Hay quá à bạn ơi

Đạt Trần
15 tháng 8 2018 lúc 21:40

Nhưng thay đổi : Bạn tự tìm chinh sách trong sgk nhea

1: Kinh tế

Đến đầu thế kỉ XX, những cải cách trên lĩnh vực kinh tế còn được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt ngành công nghiệp, do Nhật Bản kiếm được một nguồn chiến phí dồi dào và một thị trường lớn qua hai cuộc chiến tranh (Chiến tranh Nhật- Trung 1894- 1895 và cuộc Chiến tranh Nhật- Nga năm 1904- 1905). Hơn nữa, nhà nước lại có những chính sách thích hợp thu hút đầu tư liên doanh của các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Đức. Với những chínDuy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã trở thành cường quốc tư bản ở khu vực và đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

2:Chính trị

Xây dựng hiến pháp Minh TRị và đã xác nhận về mặt pháp lý thể chế chính trị Nhật Bản và có giá trị cho đến năm 1945. Và Thành lập một nhà nước quân chủ chuyên chếthích hợp với điều kiện lịch sử của Nhật bản lúc bấy giờ. Nước Nhật đã trở thành một quốc gia Trung ương Tập quyền với đúng nghĩa của nó, bắt đầu đặt nền tảng cho sự hình thành thị trường thống nhất trong cả nước

3. Văn hóa- giáo dục Chính Phủ ban bố chính sách xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến, bây giờ chỉ còn những giai tầng: Hoa tộc, Sĩ Tộc, Bình Dân. Giữa những giai tầng này được phép gả cưới lẫn nhau. Năm 1872 Chính phủ ban bố sắc lệnh thành lập Bộ Giáo Dục và ban hành Học chế. Học chế bao gồm 213 điều xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương châm, quy mô của nền Giáo Dục mới là phải đảm bảo “Không có người nào thất học, không nhà nào không có người học, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, giai tầng xã hội vv…” (Lưu Tộ Xương, 2002: 90). Để đảm bảo cho việc thực thi mục tiêu Giáo Dục, Chính Phủ còn ban hành lệnh cưỡng bức giáo dục, theo đó trẻ em bất luận trai hay gái đến tuổi đi học phải đến trường, học ít nhất 3 năm. Mặt khác, Chính phủ tăng cường gởi học sinh đi du học ở nước ngoài không phân biệt thành phần xuất thân. Mở các trường ngoại ngữ cũng là một chính sách tạo điều kiện cho người Nhật Bản có điều kiện chủ động tiếp thu văn minh phương Tây rất có hiệu quả. 4. Quân sự Năm 1870 Chính phủ ban hành sắc lệnh Cải tổ quân đội theo hình mẫu của các nước phương Tây gồm có hai lực lượng Lục quân và Hải quân. Lục quân theo mô hình Phổ, Hải quân theo mô hình Anh. Năm 1873 chính phủ áp dụng Luật Trưng binh, theo đó thanh niên đến 20 tuổi bất kể Bình dân hay Võ sĩ đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ba năm tại ngũ và bốn năm dự bị. Thực hiện chế độ Trưng binh có nghĩa là xóa bỏ quân đội võ sĩ theo kiểu phong kiến cũ, để thành lập quân đội của giai cấp tư sản, tước đoạt quyền đặc quyền lũng đoạn quân sự của các võ sĩ và trưng binh từ trong dân chúng. Năm 1878, chính phủ ban bố “Điều lệnh quân nhân”, trên cơ sở kế thừa luật Busiđô, theo đó binh lính phải trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng, dũng cảm không sợ chết, khi cần thiết phải dám tuốt gươm “mổ bụng”, binh lính phải xem sĩ quan như cha của mình. Ngoài những chính sách cải cách cơ bản trên, Thiên Hoàng Minh Trị còn tiến hành những cải cách về văn hóa, tư tưởng vv…tạo nên những biến chuyển sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Nhật Bản. Tóm lại: Minh Trị Duy Tân là một cuộc cách mạng bởi vì nó đã biến đổi Nhật Bản từ một nước phong kiến có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản có nền công nghiệp hiện đại, có lực lượng quân sự hùng mạnh, văn hóa giáo dục tiên tiến vv… nhờ đó Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách phát triển với các quốc gia Âu- Mỹ trong một thời gian kỉ lục.

VIỆT NAM lúc đó rất ngưỡng mộ Nhật Bản cố gắng học hỏi và cho người sang bên Nhật Học TẬp(PHong trào Đông du) nhưng r cx bị dập tắt L


Các câu hỏi tương tự
Ng Thi Hoa My
Xem chi tiết
Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Chéc GD
Xem chi tiết
Nguyễn  Hai My
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
Xem chi tiết
Dan Le
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
Trang Đặng
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết