Ôn tập lịch sử lớp 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dan Le

Liên hệ với Việt Nam vào thời điểm đầu thế kỉ 19 đến năm 1868, tìm điểm giống và khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản

Phạm Thị Thạch Thảo
28 tháng 8 2017 lúc 16:34

1 . Những điểm tương đồng:

Trước hết có thể thấy rằng ba cuộc cải cách trên đều có chung một điểm xuất phát đó là đều được tiến hành trong bối cảnh áp lực của chủ nghĩa phương Tây đang đè nặng lên toàn bộ khu vực châu Á.


Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bọn thực dân phương Tây đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục Á, Phi, Mĩ- Latinh. Trong đó châu Á là vùng đất giàu có dồi dào về tài nguyên , nhân lực là một trung tâm tiến hành cuộc xâm lược của chúng. Thực dân phương Tây đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình tới tất các quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc.

Bối cảnh trên đặt các quốc gia châu Á nói chung và Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc nói riêng đứng trước nguy cơ mất độc lập nghiêm trọng. Đứng trước áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, cả Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc đều phải ký kết các hiệp ước với những điều khoản bất bình đẳng gây thiệt hại cho quốc gia, xâm phạm nghiêm trong đến lợi ích dân tộc. Xét về thời gian, các hiệp ước này đều được ký kết trong cùng một thời điểm – nửa sau thế kỷ XIX. Ở Trung Quốc triều đình Mãn Thanh phải ký hiệp ước Nam Kinh(1842) với Anh; Nhật Bản ký hiệp ước Mỹ- Nhật (1858),Nhật – Anh(1858); Xiêm ký hiệp ước Xiêm- Anh(1855), Xiêm – Pháp(1856)…Nhìn chung các hiệp ước này đều đề cập tới một số nội dung như: mở cảng biển, ưu đãi cho nước ngoài buôn bán, truyền đạo…

Các hiệp ước này đưa các nước trên bước vào hệ thống quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà đã lệ thuộc ở những mức độ khác nhau vào thực dân phương Tây.

2 .Điểm khác nhau:

Mức độ áp lực từ bên các nước thực dân

Với Xiêm và Trung Quốc chịu áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhất là vào cuối thế kỷ XIX dường như đã không các nước này có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành đổi mới canh tân đất nước để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Như vậy cuộc cải cách ở Xiêm và Trung Quốc là sự phản ứng của các quốc gia này trước áp lực và tác động từ các nước tư bản Âu-Mỹ,yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng đưa đến yêu cầu cấp thiết phải tiến hành cải cách.

Trong khi đó ở Nhật Bản cũng chịu nhiều áp lực từ các nước phương Tây, nhưng có thể thấy cuộc cải cách Minh trị diễn ra trước hết là do những đòi hỏi bức thiết của tình hình kinh tế, chính trị nội tại trong xã hội Nhật Bản.

Nếu bối cảnh quốc tế tạo một áp lực mạnh mẽ đưa đến những dự định cải cách ở Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc thì những yếu tố nội lực, cụ thể là những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước đã quyết định sự thành –bại của các cuộc cải cách này.

Xét về tiền đề trong nước

Duy tân đất nước phải do yêu cầu lịch sử từ nội tại mỗi quốc gia. Để tiến hành công cuộc duy tân phải có điều kiện chủ quan đó chính là sự hội tụ những tiền đề về kinh tê- xã hội và tư tưởng. Sự thành bại của các cuộc duy tân, cải cách bị chi phối mạng tính quyết định ở sự hội tụ đầy đủ hay không những tiền đề đó.

Bạn tham khảo nha


Các câu hỏi tương tự
Lỷ Kiều Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Chéc GD
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoa Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
Trần Thị Dung
Xem chi tiết
White Hole
Xem chi tiết
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết