Phép nhân và phép chia các đa thức

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dennis

Các bn ơi giúp mk vs !!

Câu 1 : Ptrào Cần Vươg bùng nổ và pát triển ntn? Vì sao chiếu Cần vương đc đông đảo các tầng lớp ndân hưởng ứng ?

Câu 2: Tác dụng cảu Chiếu Cần vương

Câu 3 : Em có nhận xét gì về căn cứ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

Câu 4 : Trình bày sự phân hoá giai cấp trong xã hội Vnam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

Câu 5 : Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Câu 6 : Cùng với sự pát triển của các đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:03

Theo mình nghĩ phong trào Cần Vương dc đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp,nên wa chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến,đại diện đất nước) đã đứng về phe mình,kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước,giải phóng dân tộc nên dc đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:16

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mĩ Tho...
Cùng với sự phát triển đô thị. một tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện.
Một tầng lớp đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này, đó là tiểu tư sản thành thị.
Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân, lúc đó có khoảng 10 vạn người.

Tiểu Long Nữ Thánh Hiền
28 tháng 4 2017 lúc 20:47

toán k phải sử , thì coi như là spam , nhưng thôi tha , tui giúp chololanglimdimhehehahahihi

Tiểu Long Nữ Thánh Hiền
28 tháng 4 2017 lúc 20:49

@CÔNG CHÚA THẤT LẠC

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:00

đợi tí , viết mấy cái này hơi lâuok

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:02

Vì sao phong trào Cần Vương được nhân dân hưởng ứng?

giải :

Theo mình nghĩ là vì phong trào cần vương hưởng ứng vì là họ là những người nhận dân sĩ phu là nhưng người chiều đình người úứng đầu là vua Hàm Nghi là vị vua trẻ có tin thần yêu nước là 1 giai cấp phong kiến cho phong trào khi chạy ra tân sỡ người đã đứng lên kêu ngọn cờ yêu nước cần vương vì vậy mới đc nhân dân hưởng ứng.... Thôi mình k biết nghĩ gì thêm mình dừng bút đây chỉ có khúc này mong các bạn xem thi thật tốt ^^! :)

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:03

ah , nghĩ ra rồi

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:05

mik nhớ câu này luc đi thi thì là vầy nè !!!

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:05

Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?

Trả lời:

- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.

- Được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:08

Chiếu cần vương có tác dụng gì?

Chiếu Cần Vương do Vua Hàm Nghi viết , kêu gọi quan và toàn dân theo vua chống lại giặc Pháp. Vua Hàm Nghi bất ngờ đánh úp Đồn Máng Cái của Pháp nhưng thất bại ,Vua bỏ kinh thành Huế chạy ra Tân Sở, nên xuống chiếu kêu gọi quan trong triều và toàn dân đứng lên theo vua chống giặc Pháp , lập nên Phong Trào Cần Vương chống giặc Pháp của Triều Đình nhà Nguyễn bấy giờ .

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:10

Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Diễn biến: Hai giai đoạn
_ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
_ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
- Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)
- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:12

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 4 2017 lúc 21:13

Ký Hiệp ước Nội dung thể hiện từng bước đầu hàng
Nhâm Tuất
5/6/1862 - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Mở ba cửa biển cho Pháp tự do buôn bán, bồi thường chiến phí cho Pháp. Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long khi nào nhà Nguyễn buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
Giáp Tuất
15/3/1874 - Triều đình chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ.
- Pháp được tự do đi lại buôn bán, kinh doanh công nghiệp ở một số tỉnh, kiểm soát, điều tra tình hình Việt Nam. Người pháp hay người ngoại quốc nào vào Việt Nam buôn bán phải được Pháp cấp giấy phép.
Hác-măng
25/8/1883 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ, ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ.
- Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kỳ. Mọi việc giao thiệp với bên ngoài đều do người Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
Pa-tơ-nốt
6/6/1884 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong việc giao thiệp với bên ngoài.
- Tại các tỉnh nằm trong giới hạn từ giáp Nam Kỳ đến giáp Ninh Bình, các quan lại tiếp tục cai trị như cũ, trừ các việc thương chính, công chính cùng các việc cần có chủ truơng nhất trí, cần có kỹ sư Pháp hay người châu Âu giúp.

Nhân xét :
- Quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta.
- Các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của nhà nước VN với tư cách một nước độc lập.
- Sự “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta.


Các câu hỏi tương tự
Dennis
Xem chi tiết
Dennis
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết
Băng Hàn
Xem chi tiết