Văn bản ngữ văn 8

Kim Ngưu

Các bạn đã viết thư UPU chưa :) <3 ^.^

Shinichi Kudo
4 tháng 1 2018 lúc 22:22

bọn mình chắc tháng 2 hoặc tháng 3

Bình luận (0)
Lê Dung
4 tháng 1 2018 lúc 22:27

chưa nữa

Bình luận (3)
Kim Ngưu
4 tháng 1 2018 lúc 22:32

Mk thứ 2 là phải nộp cho cô rồi mà chẳng biết nên viết j huhu *.* ÷(

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
4 tháng 1 2018 lúc 22:35

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.

Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.

Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.

Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài António Guterres cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.

Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.

Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.

Mr. Duc

Việt Nam, ngày 7 tháng 12 năm 2016

Phương Linh

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
4 tháng 1 2018 lúc 22:35

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.

Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.

Thưa ngài Antonio Guterres,

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.

Hiện nay trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày. Bên cạnh đó, hiện cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi; xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

Xóa đói giảm nghèo rõ ràng là mục tiêu bao trùm của SDGs bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường…

Thưa ngài,

Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Ở Việt Nam - đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.

Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.

Cuối năm 2011 - 1 nhà báo của Việt Nam - ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm "Cơm có thịt" đã ra đời!

Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản "Chương trình "CƠM CÓ THỊT" - Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!" Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng - xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.

Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia. Tôi cho rằng nếu chúng ta thực sự sâu sát, không ngần ngại sát cánh bên các dự án đang đạt hiệu quả cao hoặc sắp được triển khai mà xác suất thành công lớn ngay tại các địa phương thì kết quả chúng ta mong muốn cũng sẽ gần hơn.

Khó khăn của mỗi nơi thì chính nội tại sẽ là hiểu rõ nhất. Như ông Trần Đăng Tuấn vì đến tận nơi mà biết rõ lũ trẻ nghèo vùng cao cần nhất thịt và gạo để bữa cơm đủ no, đủ dinh dưỡng. Các nạn nhân đói nghèo ở Ấn Độ có thể cần hỗ trợ để có việc làm; các nạn nhân tại một số nước châu Phi có thể lại cần nước nhất. Một cách tiếp cận đa chiều và cần thật sâu sát, với những nghiên cứu và định hướng chiến lược nhằm tăng cường năng lực ở cấp địa phương, coi đây là những nhân tố chính trong các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của mỗi quốc gia là rất cần thiết.

Chúng ta cũng nên hỗ trợ Chính phủ các nước đo lường các kết quả đạt được; dùng những ảnh hưởng đặc biệt của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ những chương trình đang có tác động tốt tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người; nghiên cứu khả năng nhân rộng ở những khu vực phù hợp.

Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình, an lành hơn!

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Phạm

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017

Huyền Thanh

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
4 tháng 1 2018 lúc 22:35

Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!

Ta là Apollo – thần của ánh sáng và tri thức!

Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.

Là vị thần của ánh sáng và tri thức, ta thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh những đứa trẻ không được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Thay vào đó, chúng phải lang thang khắp nơi để tìm kiếm cái ăn và rồi lại bắt đầu một cuộc đời đầy vất vả, khốn khổ và chìm đắm trong lầm than.

Chính vì thế, ta đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.

Có lẽ ai cũng biết, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.

Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.

Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.

Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.

Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.

Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.

Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.

Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì tri thức sẽ thống lĩnh tất cả, có tri thức tức là con người sẽ nắm trong tay chìa khóa của sự thành công, của văn minh nhân loại. Còn nếu không, cả thế giới của chúng ta sẽ rơi vào lầm than, khốn cùng, bệnh dịch, di cư, chiến tranh…

Ta mong rằng, với những cảnh báo trong lá thư này, mỗi người sẽ biết mình cần làm gì để nâng cao trình độ của bản thân, xây dựng một thế giới văn minh và phát triển và điều ta mong muốn hơn cả là dù với bất cứ lí do nào cũng phải cho trẻ em đến trường.

Thư cũng đã dài, ta còn rất nhiều việc phải giải quyết, ta mong rằng bằng hành động của mình mỗi con người ở thế giới hiện đại hãy góp phần thay đổi thế giới, vì một thế giới tri thức.

Ký tên:

Thần Apollo

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
4 tháng 1 2018 lúc 22:36

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.


Ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt nhân loại (ảnh minh họa)
Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

Thân ái và chào tạm biệt nhé!

Ký tên:

Công chúa của nữ thần Tekmor

Bình luận (0)
Phạm Mỹ Dung
5 tháng 1 2018 lúc 13:31

chưa nữa bn

Bình luận (0)
Hoàng Quỳnh Phương
5 tháng 1 2018 lúc 17:01

thư UPU là j vậy?

Bình luận (0)
Phan Thị Huyền
5 tháng 1 2018 lúc 19:35

Mk viết rồi nè

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Anh Duy
Xem chi tiết
cố quên một người
Xem chi tiết
Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
Thuy Tiên Nguyễn
Xem chi tiết
haha
Xem chi tiết