Bài thơ này được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967, khi ông 9 tuổi. Sau đó được in trong tập thơ đầu tay "Góc sân & khỏang trời" (1968)
Phân tích:
Phương pháp: từ nghệ thuật --> nổi bật nội dung bài thơ
vd Khổ 1: Sử dụng các biện pháp tu từ:
Nhân hóa: dưới con mắt của nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới, với hành động tựa như con người.
So sánh : quả dừa - đàn lợn con
Cùng các màu sắc sinh động ("xanh", bạc phếch" [ phân tích sâu thêm từ "bạc phếch"])
Ẩn dụ : cây dừa --> người lính
=> Hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hòa với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng rất trẻ con...-> Tạo nên sự hút cho bài thơ ngay từ đọan đầu....
Nếu cần, có thể so sánh với những bài in chung tập thơ để thấy cái tài của Trần Đăng Khoa.
Thơ thời thơ ấu của Trần Đăng Khoa bao giờ cũng bắt đầu bằng câu chuyện kể, rồi tả, rồi bỗng dưng xuất thần. Năng lực tả cảnh thôn quê của Trần Đăng Khoa qua bài "Mưa" thần kỳ không có gì đặc biệt, mà sao nó cứ luẩn quẩn với ta, mới mãi với ta, đọc lên sao nó cứ xối thẳng vào cảm xúc của ta, ký ức của ta, tạo nên trong ta một bức tranh quê truyền thống, một bức tranh quê đặc sệt quê mùa mà sao vẫn thanh cao, huyền diệu.
...
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
...
"Đánh Thần Hạn" cũng là một bài đặc sắc chất phóng túng của thơ Trần Đăng Khoa. Tôi không đánh giá cao những bài lục bát thời ấy của anh. Thơ lục bát thời thơ ấu của Trần Đăng Khoa bộc lộ một lối tư duy dễ dãi bình dân thôn dã, gần với ca dao, gần với lời cho các làn điệu chèo hơn là thơ:
Tay em cầm một cành đào
Ngày mồng một tết chúng em vào thăm anh
Các anh ở giữa đồng xanh
Giơ tay ra đón, các anh cũng cười
Cành đào em tặng rất tươi
Thấy các anh khoẻ, các anh cười, em yêu