Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
-Nghệ thuật: +Gieo vần lưng, đối xứng
+Nói quá
-Nội dung: +Vào tháng năm (mùa hè) nên đêm ngắn, ngày dài.
+Vào tháng mười (mùa đông) nên đêm dài, ngày ngắn.
-Kinh nghiệm: Đặc điểm thời gian của các mùa trong năm.
-Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người có ý thức chủ động sử dụng thời gian, sắp xếp công việc vào những thời điểm khác nhau trong năm.
Chúc bạn học tốt!
Nêu nghệ thuật, nội dung, kinh nghiệm và giá trị kinh nghiệm của tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Nghệ thuật : đối lập , phóng đại , gieo vần , đối xứng.
- Nội dung : Diễn tả kinh nghiệm về thòi gian theo mùa . Ngày tháng 5 và đêm tháng 10 thì dài , đêm tháng 5 và ngày tháng 10 thì ngắn.
- Giá trị kinh nghiệm : Cần tranh thủ , chủ động sắp xếp thời gian , công việc cho hợp lí,
-Nghĩa của câu: Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn
*Nhấn mạnh đặc điểm ngắn dài của đêm tháng 5, ngày tháng 10
-Áp dụng câu tục ngữ trên: người ta phân bố thời gian làm việc cho phù hợp. Chú ý nhanh khi làm việc, sắp xếp giờ giấc hợp lí....
-Câu tục ngữ giúp con người ý thức được về thời gian và làm việc theo mùa vụ.
- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối"
Nghĩa của câu: Câu tục ngữ muốn nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Mùa hạ (tháng 5 âm, tức khoảng tháng 6 dương) có ngày dài đêm ngắn. Mùa đông (tháng 10 âm, tức tháng 11 dương) có ngày ngắn đêm dài
Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
Khả năng áp dụng: câu tục ngữ trên đúng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời đã ngả từng nửa cầu khác nhau về phía Mặt trời.
Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.