C1:Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Các êlectron này do đâu mà có?
A. Do các dây dẫn bị nhiễm điện khi nhận thêm các êlectron.
B. Do các nguồn điện sản ra các êlectron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
C. Do các êectron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
D. Do cả ba nguyên nhân nói trên.
C2: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
A. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
C. Các êlectron dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
D. Các êlectron dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
C1:Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Các êlectron này do đâu mà có?
A. Do các dây dẫn bị nhiễm điện khi nhận thêm các êlectron.
B. Do các nguồn điện sản ra các êlectron và đẩy chúng dịch chuyển trong các dây dẫn.
C. Do các êlectron này bứt khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn.
D. Do cả ba nguyên nhân nói trên.
Giải thích: Dòng điện trong các dây dẫn kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Các electron tự do này có được là do các electron này bứt khỏi nguyển tử kim loại và chuyển động tự do trong dây dẫn
C2: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
A. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
C. Các êlectron dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
D. Các êlectron dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.
Giải thích: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.