C1 : Có mấy loại quả ? Cho VD .
C2 : Các cây sống ở môi trường đặc biệt (đầm lầy , sa mạc) có đặc điểm gì ? Cho VD
C3 : So sánh đặc điểm giữa rêu và dương xỉ (sinh sản)
C4 : Qủa và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm ?
C5 : Tại sao tảo là thực vật bật thấp ?
C6 : Đặc điểm của hạt thụ phấn nhờ sâu bọ ?
Đặc điểm quả và hạt phán tán như gió ?
5) Vì tảo được coi là thực vật bậc thấp do cơ thể rất đơn giản. Cơ thể chủ yếu sống trong nước. Mức độ tổ chức cơ thể chủ yếu là đơn bào. Tuy đã có sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp nhưng không có lục lạp hoạt động chuyên hóa như ở thực vật.
6) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt. Hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy thường có lông dính
(câu 6 bn ghi là Đặc điểm của hạt thụ phấn nhờ sâu bọ ? Đặc điểm quả và hạt phán tán như gió ?) không có dăc điểm của hạt thụ phấn,... mà thay hạt thành hoa nhs bn)
+ Em xem lại câu 6 là: đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sau bọ hay là em gõ thiếu là đặc điểm của hạt phấn ở hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ). Em xem lại đề nha!
Câu 1: có 2 loại quả chính
+ Quả khô chia làm 2 loại
- quả khô nẻ: quả cải, quả đậu hà lan ...
- quả khô ko nẻ: quả chò, quả thì là ...
+ quả thịt chia 2 loại
- quả mọng: quả chanh, cảm, cà chua...
- quả hạch: quả đào, táo ra, mận...
Câu 2:
- cây sống mồi trường đầm lầy có rễ chống ( cây đước) giúp cây đứng vững hoặc có rễ thở ( cây bần) giúp cây lấy không khí
- sa mạc: xương rồng: có rễ dài, thân mọng nước, lá biên thành gai...
Câu 4:
- quả đó bâù tạo thành
- hạt do noãn thụ tỉnh tạo thành
- điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp
1) Quả khô:- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng
- Quả khô gồm 2 loại: quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ
+ Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra: giúp phát tán hạt. vd: quả bông, quả đỗ, quả cải …
+ Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra vd: quả thìa là, quả chò …
Quả thịt: - Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đây thịt quả bên trong
- Quả thịt gồm 2 loại:
+ Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng
vd: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, đu đủ…
+ Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt
vd: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận …
2) + Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
3) So sánh:
Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử
Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ
4) Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt.
ĐK bên ngoài để cho hạt này mầm là: Phải có đủ độ ẩm(nước), đủ không khí(thoáng khí) và nhiệt độ thích hợp.
1. Có 2 loại quả: quả khô và quả thịt.
2.
Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước. Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài. Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai. Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.6.Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác.
Một vài ví dụ về các loài thụ phấn nhờ côn trùng là hướng dương, lan.