Vận dụng để vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng nhiệt phân CaCO3 ở Ví dụ 5.
Phân biệt enthalpy tạo thành của một chất và biến thiên enthalpy của phản ứng. Lấy ví dụ minh họa.
Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:
N2(g) + O2(g) → 2NO(g) Δr\(H^0_{298}\)= +180 kJ
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường
Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học được xác định trong điều kiện nào?
Cho phương trình nhiệt hóa học sau:
NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) Δr\(H^0_{298}\)= -57,3 kJ
Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng.
Hầu như mọi phản ứng hóa học cũng như quá trình chuyển thể của chất luôn kèm theo sự thay đổi năng lượng.
Trong cả 2 ví dụ đều có phản ứng xảy ra với sự thay đổi năng lượng. Theo em, phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng đóng vai trò gì trong đời sống?
Hãy làm cho nhà em sạch bong với hỗn hợp baking soda (NaHCO3) và giấm (CH3COOH). Hỗn hợp này tạo ra một lượng lớn bọt. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
NaHCO3(s) + CH3COOH(aq) → CH3COONa(aq) + CO2(g) + H2O(l) Δr\(H^0_{298}\)= 94,30 kJ
Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Tìm những ứng dụng khác của phản ứng trên
Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
C(s) + H2O(g) \(\underrightarrow{t^o}\) CO(g) + H2(g) Δr\(H^0_{298}\) = +131,25 kJ (1)
CuSO4(aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + Cu(s) Δr\(H^0_{298}\) = -231,04 kJ (2)
Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào thu nhiệt, phản ứng nào tỏa nhiệt?
Quan sát Hình 13.5, mô tả sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng. Nhận xét về giá trị của Δf\(H^0_{298}\)(sp) so với Δf\(H^0_{298}\) (cđ).