Bình thường, những người trẻ tuổi không có hoặc có túi mỡ rất nhỏ, không có da thừa ở mí dưới. Tuy nhiên, ở một số người, khi cười, cơ mặt chuyển động, nâng cơ vòng mi cao lên, nhìn giống như có túi mỡ ở phần mi mắt dưới. Nếu những túi mỡ này chỉ xuất hiện khi cười thì không thể thực hiện phẫu thuật được, do đây là cấu tạo bẩm sinh của mắt. Việc thiếu mỡ ở mí mắt khiến phần da ở đây mỏng hơn và dễ hình thành các nếp nhăn. Nhưng thừa chất béo cũng làm mí mắt chùng xuống. Loại nếp nhăn này đa số xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi tổ chức dưới da và xương khiến cho da bị nhẽo. Thêm vào đó là tác dụng của trọng lực vào những phần gồ lên của xương mặt. Mí mắt trên cũng sẽ nhẽo và sụp xuống, rõ nhất là 1/3 phía ngoài, mí mắt dưới nhẽo thì hình thành bọng mắt.
Nguyên nhânCó rất nhiều nguyên nhân khiến xệ mi như: nguyên nhân bẩm sinh, do tuổi tác, dính chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay đái tháo đường… Trong đó xệ mi bẩm sinh thường gặp nhất xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm tới 75% trường hợp. Nguyên nhân của xệ mi bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ.
Mặt khác, mí mắt sụp xuống theo tuổi, khi tuổi càng cao, cơ nâng mi càng dãn mỏng và yếu vì quá trình lão hóa, chỗ bám của cơ nâng mi bị tuột hoặc cân cơ mi trên bị nhão. Xệ mí ụp mi biểu hiện rõ nhất ở những người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo da khô, mức độ sụp mi nặng nhẹ tùy từng người.[5] Nhìn chung, thời gian, tuổi tác và môi trường sống là những nguyên nhân khiến lớp da mí mắt kém đàn hồi. Phụ nữ tuổi trung niên thường trăn trở vì mí mắt bị chảy xệ và xuất hiện lớp mỡ dư thừa ở mí trên lẫn mí dưới, khiến đôi mắt trông già nua và thị lực giảm sút.[6]
Xệ mí mắt được chia làm hai nhóm chính: là xệ mí mắt bẩm sinh và xệ mí mắt mắc phải.
Xệ mí mắt bẩm sinh: Chiếm khoảng 55 - 75% các trường hợp, trong đó xệ mi đơn thuần thường gặp nhất, có thể kết hợp với tật khúc xạ, không gây nhược thị, xệ mi bẩm sinh phối hợp với bất thường vận nhãn. Xệ mí bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt.
Xệ mí mắt mắc phải: chiếm khoảng 25% các trường hợp xệ mi và được chia làm 5 nhóm:
Xệ mí do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn với mức độ khác nhau như: Liệt thần kinh số III thường kèm theo liệt vận nhãn, thường mất cảm giác do tổn thương dây V Hội chứng khe dơi, liệt các dây thần kinh số III, IV, V, VI cùng bên làm cho nhãn cầu bên tổn thương bất động nhìn thẳng, mi mắt sụp, giãn đồng tử, mất cảm giác, tê bì vùng dây V chi phối. Hội chứng đỉnh hố mắt: gồm hội chứng khe dơi kèm theo tổn thương thị thần kinh Hội chứng xoang hang: xệ mi, nhãn cầu đứng yên, đồng tử giãn, mất cảm giác mạc, tê bì trên vùng thuộc nhánh dây V, lồi mắt thẳng trục, không đẩy thụt nhãn cầu vào được, nghe ở vùng mắt và thái dương có tiếng thổi. Hội chứng cuống não: Hội chứng Weber liệt dây thần kinh III cùng bên, liệt nửa người đối diện, hội chứng Benedick liệt dây thần kinh III cùng bên, run chân tay bên đối diện Hội chứng Claude Bernard - Horner: sụp mi, co đồng tử, nhãn cầu thụt. Xệ mí do cơ: nhược cơ hay gặp ở bệnh nhân nữ, trẻ tuổi, lúc đầu sụp mi một bên là dấu hiệu phát hiện bệnh. Tăng lên khi mệt mỏi, buổi chiều sụp nhiều hơn buổi sáng, rối loạn vận nhãn (song thị), Sụp mi hai bên với mức độ khác nhau nhưng thường nặng, liệt vận nhãn không toàn bộ, sụp mi hai bên, hở mi do tổn thương cơ vòng. Xệ mí do cân: gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ gần như bình thường, khi nhìn xuống mi sụp, nếp gấp da mi cao hơn bình thường, mi mỏng, sụp mi nặng hoặc nhẹ. Xệ do chấn thương: chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên vào cân cơ cũng có thể gây sụp mi vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật thần kinh cũng có thể gây sụp mi. Xệ mí do tác nhân cơ giới: u, sa da mi, bệnh lý sẹo như xơ hóa cơ, mắt hột, bỏng.-Do di truyền , bẩm sinh.
-Do nhược cơ.
-Do lực cơ học.
-Do chấn thương.
-Do lão hóa.
-Do thẩm mỹ quá đà,thẩm mỹ hỏng.
-Do các tác nhân gây hại.