Ôn tập tiếng Việt 6

Nguyễn Thu Hương

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy tre từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Nguyễn Duy)

1. Nội dung chính của đoạn thơ trên?

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa?

3. Hình tượng cây tre cho thấy những phẩm chất nào của người Việt Nam?

B.Thị Anh Thơ
28 tháng 6 2019 lúc 17:31

1. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.

2.nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

3.Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 6 2019 lúc 19:31

1,Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.

2,nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

- Phân tích biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...

Bình luận (0)
minh nguyet
29 tháng 6 2019 lúc 9:02

3.

Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
6 tháng 7 2019 lúc 21:41

3,VD: 1. cây tre và những phẩm chất đáng quý

+ cây tre có mặt trên khắp mọi miền trên đất nước ta

+ vẻ đẹp của cây tre: xanh tốt, mọc thẳng, màu xanh nhũn nhẵn, mộc mạc, cứng cáp, dẻo dai, giản dị.

+ tre là người bạn gần gũi thân thiết gắn bó với mỗi người dân việt nam trong mọi hoàn cảnh.

+tre là cánh tay của người nông dân, tre là thẳng thắn bất khuất, trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng, tre là thẳng thắn , tre trở thành người bạn. tre bộc tình cảm qua âm thanh.-> có thể nói cây tre là biểu tượng của dân tộc việt nam vì những phẩm chất vẻ đẹp của tre giống như phẩm chất, vẻ đjp của dân tộc việt nam, con người việt nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Chi
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Bảo Vân
Xem chi tiết
Shi Sou
Xem chi tiết
amano ichigo
Xem chi tiết
Gin Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Mai Linh
Xem chi tiết
Bao Xuyen Phan Thi
Xem chi tiết
Đoàn Thị Minh Thuận
Xem chi tiết