Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Đinhh Hườngg

Bằng những dẫn chứng lịch sử hãy chứng minh cách mạng tháng 8/1945 là biểu tượng sáng ngời về tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh

Nguyễn Huyền Trâm
7 tháng 1 2020 lúc 21:49

Bằng những dẫn chứng lịch sử hãy chứng minh cách mạng tháng 8/1945 là biểu tượng sáng ngời về tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh

=> Kết hợp đúng đắn đấu tranh dân tộc với đấu tranh giai cấp, lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, mục tiêu dân tộc với dân chủ, chống đế quốc với phong kiến. Đó là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin về đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng. Thông qua các hội nghị Trung ương tháng 11-1939, 11-1940, 5-1941, Chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945) và quyết định của Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào tháng 8-1945 đã phát triển hoàn thiện đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và sáng tạo đó. Đó là logic tất yếu dẫn dắt, quyết định thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

Sự sáng tạo trong tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường. Cách mạng tháng Tám là sự vùng dậy của cả dân tộc, kết tinh sức mạnh tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính trong thời đại mới, quyết đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Dựa trên nền đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm cốt, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo... vào nhiệm vụ chính yếu giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét “Cách mạng tháng Tám đã đưa chúng ta đến thống nhất và độc lập, giữa lúc ngoài tinh thần đoàn kết, lực lượng chúng ta còn ít, thế mà chúng ta vẫn thắng lợi”. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh tiêu biểu cho ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, một công cụ tổ chức thực sự có sức mạnh cả về bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã tổ chức thành công phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng tạo nên thế và lực mới, làm cho kẻ địch phải chùn bước, hoang mang. Hình thức và phương pháp đấu tranh giành chính quyền cũng là nét sáng tạo trong Cách mạng tháng Tám. Ba cuộc tổng diễn tập qua 15 năm đấu tranh cách mạng đã thể nghiệm nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh. Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng đã sớm xác định con đường khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bước, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời kết hợp chặt chẽ xây dựng lực lượng chính trị với xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang; kết hợp các hình thức đấu tranh đều khắp trên các địa bàn miền núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Chủ động chớp thời cơ, tạo thế và lực mới- nét sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Thời cơ diễn ra chóng vánh, nếu Đảng không chủ động nắm bắt thì khó có thể giành được chính quyền. Trước khí thế sục sôi của cả dân tộc, kẻ thù lâm vào sự hoang mang, rối loạn, nhất là khi phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và quân đồng minh (15-8-1945), Trung ương Đảng và Bác Hồ đã ra lệnh tổng khởi nghĩa. Trên khắp các miền của đất nước, các tổ chức đảng đã lãnh đạo quần chúng tham gia tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi trong nửa cuối tháng 8-1945. Cùng với nghệ thuật chớp thời cơ, Đảng và Bác Hồ đã nhận diện chính xác những nguy cơ. Chủ trương phá kho thóc của Nhật để cứu dân nghèo đã tạo nên sức mạnh to lớn của phong trào quần chúng, đồng thời chủ động giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật với tư cách người chủ đất nước tiếp đón quân đồng minh. Đến nay, những bài học về sự sáng tạo trong Cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng ta vận dụng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp, Mỹ; đặc biệt trong gần 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề để toàn Đảng, toàn dân vững tin bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Lâm Hồ
Xem chi tiết
Hà Ngọc Hoàng
Xem chi tiết
Bùi Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Bé Như
Xem chi tiết
Phạm Yến Nhi
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Alpha Phương Hoa
Xem chi tiết