Bài tập cuối chương 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Bạn Giang gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp.

a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là

A. 6.                    B. 12.                  C. 30.                  D. 36.

b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng số chấm xuất hiện là 4” là

A. 2.                    B. 3.                    C. 4.                    D. 5.

c) Xác suất của biến cố “Lần gieo thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm” là

A. \(\frac{1}{6}\)                   B. \(\frac{1}{{36}}\)                 C. \(\frac{2}{3}\)                  D. \(\frac{1}{5}\)

d) Xác suất của biến cố “Có đúng 1 lần xuất hiện mặt 6 chấm” là 

A. \(\frac{1}{6}\)                  B. \(\frac{5}{{18}}\)                  C. \(\frac{{11}}{{36}}\)                D. \(\frac{1}{3}\)

e) Xác suất của biến cố “Tích số chấm xuất hiện của hai lần gieo là số lẻ” là

A. \(\frac{1}{4}\)                     B. \(\frac{1}{3}\)                 C. \(\frac{1}{2}\)                D. \(\frac{3}{4}\)

datcoder
26 tháng 10 lúc 22:58

a) \(n(\Omega )\) = 36 = {(i;j) | 1\( \le \) i \( \le \) 6; 1 \( \le \) j \( \le \)6} 

Chọn đáp án D.

b) Ta có n(B) = 3.

Kết quả thuận lợi là {13; 31; 22}

Chọn đáp án B.

c) Ta có n(C) = 6.

Kết quả thuận lợi là {15; 25; 35; 45; 55; 65}

Suy ra P(C) = \(\frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).

Chọn đáp án A.

d) Ta có n(D) = 10.

Kết quả thuận lợi là {16; 26; 36; 46; 56; 61; 62; 63; 64; 65}

Suy ra P(D) = \(\frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\).

Chọn đáp án B.

e) Chọn A vì n(E) = 9.

Kết quả thuận lợi là {11; 13; 15; 31; 33; 35; 51; 53; 55}

Suy ra P(E) = \(\frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).

Chọn đáp án A.